Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước tập trung đầu tư đào tạo xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ có trình độ cao, trong những năm qua, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp luôn quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học. Kết quả đến nay Tổng cục đã có 05 đồng chí có trình độ tiến sĩ, 86 đồng chí có trình độ thạc sĩ và 25 đồng chí đang theo học nghiên cứu sinh, cao học. Trong đó, có 20 đồng chí có trình độ sau đại học được đào tạo tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và 01 đồng chí đang học nghiên cứu sinh, 05 đồng chí đang học cao học tại trường. Đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học sau khi tốt nghiệp đã được phân bổ về cơ quan Tổng cục, các đơn vị trực thuộc bước đầu đã phát huy được kết quả trong công tác tại các đơn vị. Với phương pháp làm việc khoa học và kiến thức đã được trang bị, đây là những cán bộ nòng cốt làm tham mưu cho lãnh đạo chỉ huy trên nhiều lĩnh vực công tác của ngành. Đồng thời, cán bộ có trình độ cao này đã đang là những cán bộ làm công tác tổng kết khoa học, tổng kết thực tiễn của đơn vị, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện lý luận Công an nhân dân trong thời kỳ mới.
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học là lực lượng trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học là cơ sở góp phần hoạch định các chính sách về công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Và cũng trong những năm qua, đội ngũ tri thức nói chung và đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học nói riêng của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã đóng vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ công tác tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp giúp Bộ quản lý nhà nước về công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp kế hoạch công tác đã đề ra, đặc biệt là đối với nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, xây dựng các văn bản pháp luật, công tác nghiên cứu khoa học, chuyên ngành, biên soạn tài liệu giảng dạy, công tác quản lý, giáo dục cải tạo các loại đối tượng... góp phần cùng với toàn lực lượng Công an nhân dân bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã góp phần cùng đội ngũ cán bộ của toàn lực lượng hoàn thành nghiên cứu 10 đề tài cấp Bộ, 09 đề tài cấp cơ sở đã được nghiệm thu đạt xuất sắc, đang tổ chức nghiên cứu 04 đề tài khoa học theo kế hoạch của Bộ. Kết quả nghiên cứu các đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục can phạm, phạm nhân, trại viên, học sinh. Đồng thời, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, góp phần vào việc xây dựng phát triển lý luận của lực lượng, phục vụ tài liệu giảng dạy trong các trường Công an nhân dân; là cơ sở quan trọng phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đóng góp nhiều nội dung cụ thể vào việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp như: Hiến pháp năm 2013, Luật Thi hành án hình sự; Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự; Luật Đặc xá; Luật Xử lý vi phạm hành chính, cùng nhiều đề án và trên 15 nghị định, hơn 100 thông tư liên tịch, thông tư Bộ trưởng quy định, hướng dẫn trực tiếp đến công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, phổ biến pháp luật, nhiều hội nghị tập huấn, đã làm tốt công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi hành án phạt tù và thi hành án hình sự. Tham gia xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án ở Trường Đại học Cảnh sát nhân dân; tham gia hoạch định các chủ trương trên lĩnh vực thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để các cấp ủy Đảng ra các chỉ thị, nghị quyết về vấn đề quan trọng… Đó là những kết quả to lớn, không ai có thể phủ nhận về công lao to lớn của đội ngũ cán bộ có trình độ cao được đào tạo tại các trường Công an nhân dân, trong đó có Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thì cũng còn một số tồn tại như: Một số cán bộ có trình độ sau đại học chưa phát huy hết kiến thức được đào tạo, chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, ít có đóng góp cho sự nghiệp khoa học, cho sự phát triển lý luận của ngành; một số cán bộ không chủ trì, hoặc phối hợp nghiên cứu khoa học…; phần lớn học viên đi học sau đại học đều theo hình thức không tập trung, vừa phải nghiên cứu học tập, vừa phải thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn do đơn vị giao nên chất lượng hiệu quả chưa cao.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hết sức nặng nề: Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động diễn biến hòa bình đối với nước ta với những phương thức thủ đoạn ngày càng thâm độc, xảo quyệt nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng tiến hành móc nối giữa bọn phản động bên trong và bên ngoài nhằm công khai hóa, quốc tế hóa các hoạt động chống đối, tập trung lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” đặc biệt trên lĩnh vực thi hành án phạt tù… Tình hình đó đặt ra cho lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói chung và lực lượng cán bộ có trình độ cao nói riêng nhiệm vụ nặng nề và cấp bách. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt hiệu quả, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:
Một là, phải làm tốt khâu thi tuyển để lựa chọn được những học viên và nghiên cứu sinh vừa có đức, có tài. Đây là trách nhiệm của nhà trường và của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cần phải chú ý khi cử người đi học và xét điều kiện cần và đủ trước lúc thi tuyển.
Hai là, cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, đặc biệt là giao đề tài cho các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề không mới và đã được đề cập ở nhiều cuộc hội thảo, nhưng thực sự một số luận văn, luận án của một số học viên cao học và nghiên cứu sinh chưa bám sát những vấn đề lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự nói chung, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói riêng. Do đó, đề nghị cơ sở đào tạo cần trao đổi với thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có thể định hướng cho học viên, nghiên cứu sinh những vấn đề lí luận và thực tiễn cần nghiên cứu những gì? Trên cơ sở đó, các luận văn, luận án đó có điểm tựa vào thực tiễn và được áp dụng vào thực tiễn.
Ba là, trong quá trình học viên, nghiên cứu sinh học tập tại trường, đề nghị nhà trường cần áp dụng các quy định về nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong lực lượng Công an nhân dân đến năm 2020 như một tiêu chí đánh giá kết quả học tập và khuyến khích các học viên, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho các học viên và nghiên cứu sinh được thực tập nghiên cứu trong môi trường khoa học tuy khắt khe nhưng là một hướng đi tốt, có thể biến kiến thức được học áp dụng trong quá trình nghiên cứu, mặt khác qua đó học có thể thu thập được các tư liệu khoa học phục vụ cho luận văn, luận án của mình.
Bốn là, Nhà trường cần có cơ chế khuyến khích các công trình nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn, đề nghị nhà trường có công văn trao đổi với Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp về giải pháp, kiến nghị của luận văn, luận án, nhất là điểm mới, để đơn vị xem xét đưa vào thực tiễn công tác nhằm ứng dụng nâng cao hiệu quả công tác.
Năm là, cần phải tổ chức giao nhiệm vụ đối với người hướng dẫn khoa học cho học viên, nghiên cứu sinh. Trước hết, người hướng dẫn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với học viên, đối với sự nghiệp đào tạo. Nhà trường cần kiểm soát việc cử người hướng dẫn khoa học phù hợp với các chuyên ngành, và tránh một người hướng dẫn quá nhiều học viên, nghiên cứu sinh, hạn chế đến chất lượng công trình nghiên cứu.
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học là lực lượng trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học là cơ sở góp phần hoạch định các chính sách về công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Và cũng trong những năm qua, đội ngũ tri thức nói chung và đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học nói riêng của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã đóng vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ công tác tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp giúp Bộ quản lý nhà nước về công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp kế hoạch công tác đã đề ra, đặc biệt là đối với nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, xây dựng các văn bản pháp luật, công tác nghiên cứu khoa học, chuyên ngành, biên soạn tài liệu giảng dạy, công tác quản lý, giáo dục cải tạo các loại đối tượng... góp phần cùng với toàn lực lượng Công an nhân dân bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã góp phần cùng đội ngũ cán bộ của toàn lực lượng hoàn thành nghiên cứu 10 đề tài cấp Bộ, 09 đề tài cấp cơ sở đã được nghiệm thu đạt xuất sắc, đang tổ chức nghiên cứu 04 đề tài khoa học theo kế hoạch của Bộ. Kết quả nghiên cứu các đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục can phạm, phạm nhân, trại viên, học sinh. Đồng thời, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, góp phần vào việc xây dựng phát triển lý luận của lực lượng, phục vụ tài liệu giảng dạy trong các trường Công an nhân dân; là cơ sở quan trọng phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đóng góp nhiều nội dung cụ thể vào việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp như: Hiến pháp năm 2013, Luật Thi hành án hình sự; Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự; Luật Đặc xá; Luật Xử lý vi phạm hành chính, cùng nhiều đề án và trên 15 nghị định, hơn 100 thông tư liên tịch, thông tư Bộ trưởng quy định, hướng dẫn trực tiếp đến công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, phổ biến pháp luật, nhiều hội nghị tập huấn, đã làm tốt công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi hành án phạt tù và thi hành án hình sự. Tham gia xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án ở Trường Đại học Cảnh sát nhân dân; tham gia hoạch định các chủ trương trên lĩnh vực thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để các cấp ủy Đảng ra các chỉ thị, nghị quyết về vấn đề quan trọng… Đó là những kết quả to lớn, không ai có thể phủ nhận về công lao to lớn của đội ngũ cán bộ có trình độ cao được đào tạo tại các trường Công an nhân dân, trong đó có Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thì cũng còn một số tồn tại như: Một số cán bộ có trình độ sau đại học chưa phát huy hết kiến thức được đào tạo, chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, ít có đóng góp cho sự nghiệp khoa học, cho sự phát triển lý luận của ngành; một số cán bộ không chủ trì, hoặc phối hợp nghiên cứu khoa học…; phần lớn học viên đi học sau đại học đều theo hình thức không tập trung, vừa phải nghiên cứu học tập, vừa phải thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn do đơn vị giao nên chất lượng hiệu quả chưa cao.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hết sức nặng nề: Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động diễn biến hòa bình đối với nước ta với những phương thức thủ đoạn ngày càng thâm độc, xảo quyệt nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng tiến hành móc nối giữa bọn phản động bên trong và bên ngoài nhằm công khai hóa, quốc tế hóa các hoạt động chống đối, tập trung lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” đặc biệt trên lĩnh vực thi hành án phạt tù… Tình hình đó đặt ra cho lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói chung và lực lượng cán bộ có trình độ cao nói riêng nhiệm vụ nặng nề và cấp bách. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt hiệu quả, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:
Một là, phải làm tốt khâu thi tuyển để lựa chọn được những học viên và nghiên cứu sinh vừa có đức, có tài. Đây là trách nhiệm của nhà trường và của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cần phải chú ý khi cử người đi học và xét điều kiện cần và đủ trước lúc thi tuyển.
Hai là, cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, đặc biệt là giao đề tài cho các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề không mới và đã được đề cập ở nhiều cuộc hội thảo, nhưng thực sự một số luận văn, luận án của một số học viên cao học và nghiên cứu sinh chưa bám sát những vấn đề lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự nói chung, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nói riêng. Do đó, đề nghị cơ sở đào tạo cần trao đổi với thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có thể định hướng cho học viên, nghiên cứu sinh những vấn đề lí luận và thực tiễn cần nghiên cứu những gì? Trên cơ sở đó, các luận văn, luận án đó có điểm tựa vào thực tiễn và được áp dụng vào thực tiễn.
Ba là, trong quá trình học viên, nghiên cứu sinh học tập tại trường, đề nghị nhà trường cần áp dụng các quy định về nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong lực lượng Công an nhân dân đến năm 2020 như một tiêu chí đánh giá kết quả học tập và khuyến khích các học viên, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho các học viên và nghiên cứu sinh được thực tập nghiên cứu trong môi trường khoa học tuy khắt khe nhưng là một hướng đi tốt, có thể biến kiến thức được học áp dụng trong quá trình nghiên cứu, mặt khác qua đó học có thể thu thập được các tư liệu khoa học phục vụ cho luận văn, luận án của mình.
Bốn là, Nhà trường cần có cơ chế khuyến khích các công trình nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn, đề nghị nhà trường có công văn trao đổi với Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp về giải pháp, kiến nghị của luận văn, luận án, nhất là điểm mới, để đơn vị xem xét đưa vào thực tiễn công tác nhằm ứng dụng nâng cao hiệu quả công tác.
Năm là, cần phải tổ chức giao nhiệm vụ đối với người hướng dẫn khoa học cho học viên, nghiên cứu sinh. Trước hết, người hướng dẫn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với học viên, đối với sự nghiệp đào tạo. Nhà trường cần kiểm soát việc cử người hướng dẫn khoa học phù hợp với các chuyên ngành, và tránh một người hướng dẫn quá nhiều học viên, nghiên cứu sinh, hạn chế đến chất lượng công trình nghiên cứu.
Tin liên quan
- Vòng sơ loại Hội thi Tìm hiểu về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (16.03.2017)
- Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân (21.02.2017)
- Sôi động cùng Giải bóng đá Tứ Hùng (18.02.2017)
- Bộ Công an gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ lãnh đạo (10.01.2017)
- Một số phương pháp đảm bảo an toàn dữ liệu khi rời khỏi đám mây (27.12.2016)
- "Đối thoại cấp cao" Việt Nam - Thái Lan về phòng, chống tội phạm và các vấn đề an ninh (25.12.2016)
- Kết quả tích cực đã tạo niềm tin cho xã hội (16.12.2016)
- Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 (10.12.2016)
- Phát biểu của Thủ tướng tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (20.11.2016)