1. Thông tin chung
Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia đạt mức thời gian phản ứng nhanh bậc nhất thế giới. Khi người dân gọi điện thoại khẩn cấp đến tổng đài 110 (tổng đài của hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp của lực lượng cảnh sát – tổng đài dùng chung cho cả nước), trong khoảng thời gian trung bình là 6-7 phút, cảnh sát sẽ có mặt tại hiện trường.Những tìm hiểu dưới đây xin giới thiệu về hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp của Cảnh sát Nhật Bản.
Cơ quan cảnh sát của mỗi tỉnh ở Nhật Bản đều có 1 trung tâm điều khiển thông tin (Community Command Room), làm việc theo ca (thường là 3 ca), với khoảng 21 cán bộ mỗi ca làm việc, bao gồm các sĩ quan (inspector) và nhân viên cảnh sát có cấp bậc thấp hơn (officer). Họ nhận các cuộc gọi khẩn cấp (qua tổng đài 110) trong phạm vi tỉnh và truyền thông tin điều khiển đến các lực lượng cảnh sát chức năng để phối hợp xử lý tình huống.
Theo Báo cáo của Sở chỉ huy Cảnh sát tỉnh Hyogo phục vụ cho Chương trình tập huấn Điều tra tội phạm quốc tế tại Nhật Bản (tháng 1/2018), trung bình cứ mỗi 66 giây có 1 cuộc gọi, trong đó khoảng 85% cuộc gọi có hiệu lực, khoảng 15% là các cuộc gọi vô hiệu (cuộc gọi giả, gọi không trả lời và cuộc gọi nhầm do lỗi kết nối). Trong số các cuộc gọi đến có 4,8% liên quan đến tội phạm; 35,5% liên quan giao thông; 0,8% phát hiện người chết bất thường; 6,1% báo đánh nhau, cãi nhau; 6,8% báo người thân mất tích, đe doạ an ninh bản thân và gia đình;1,1% cuộc gọi liên quan thiên tai; 18,5% cuộc gọi khi phát hiện sự kiện lạ chưa thể xác định (nhặt được đồ vật đánh rơi, bị mất đồ, để quên đồ hay ngay cả khi thấy một con mèo, hay chó bị chết…); 5% cần tư vấn; 12,6% cần hướng dẫn đường đi, tìm địa chỉ; 0,2% là tin báo giả; 7,9% tin báo cần điều tra làm rõ; thông tin khác chiếm 0,7%.
2. Hệ thống điều khiển thông tin
Hệ thống điều khiển thông tin được đặt tại trụ sở cơ quan cảnh sát của mỗi tỉnh, thành phố, để điều khiển và kiểm soát tất cả các cuộc gọi khẩn cấp trong phạm vi một tỉnh.
Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia đạt mức thời gian phản ứng nhanh bậc nhất thế giới. Khi người dân gọi điện thoại khẩn cấp đến tổng đài 110 (tổng đài của hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp của lực lượng cảnh sát – tổng đài dùng chung cho cả nước), trong khoảng thời gian trung bình là 6-7 phút, cảnh sát sẽ có mặt tại hiện trường.Những tìm hiểu dưới đây xin giới thiệu về hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp của Cảnh sát Nhật Bản.
Cơ quan cảnh sát của mỗi tỉnh ở Nhật Bản đều có 1 trung tâm điều khiển thông tin (Community Command Room), làm việc theo ca (thường là 3 ca), với khoảng 21 cán bộ mỗi ca làm việc, bao gồm các sĩ quan (inspector) và nhân viên cảnh sát có cấp bậc thấp hơn (officer). Họ nhận các cuộc gọi khẩn cấp (qua tổng đài 110) trong phạm vi tỉnh và truyền thông tin điều khiển đến các lực lượng cảnh sát chức năng để phối hợp xử lý tình huống.
Theo Báo cáo của Sở chỉ huy Cảnh sát tỉnh Hyogo phục vụ cho Chương trình tập huấn Điều tra tội phạm quốc tế tại Nhật Bản (tháng 1/2018), trung bình cứ mỗi 66 giây có 1 cuộc gọi, trong đó khoảng 85% cuộc gọi có hiệu lực, khoảng 15% là các cuộc gọi vô hiệu (cuộc gọi giả, gọi không trả lời và cuộc gọi nhầm do lỗi kết nối). Trong số các cuộc gọi đến có 4,8% liên quan đến tội phạm; 35,5% liên quan giao thông; 0,8% phát hiện người chết bất thường; 6,1% báo đánh nhau, cãi nhau; 6,8% báo người thân mất tích, đe doạ an ninh bản thân và gia đình;1,1% cuộc gọi liên quan thiên tai; 18,5% cuộc gọi khi phát hiện sự kiện lạ chưa thể xác định (nhặt được đồ vật đánh rơi, bị mất đồ, để quên đồ hay ngay cả khi thấy một con mèo, hay chó bị chết…); 5% cần tư vấn; 12,6% cần hướng dẫn đường đi, tìm địa chỉ; 0,2% là tin báo giả; 7,9% tin báo cần điều tra làm rõ; thông tin khác chiếm 0,7%.
2. Hệ thống điều khiển thông tin
Hệ thống điều khiển thông tin được đặt tại trụ sở cơ quan cảnh sát của mỗi tỉnh, thành phố, để điều khiển và kiểm soát tất cả các cuộc gọi khẩn cấp trong phạm vi một tỉnh.
Trung tâm điều khiển thông tin khẩn cấp thuộc Cảnh sát thành phố Tokyo, Nhật Bản
Hệ thống này gồm 6 hệ thống nhỏ:
- Hệ thống quản lý các cuộc gọi khẩn cấp: Tất cả các cuộc gọi qua tổng đài 110 trong phạm vi tỉnh được chuyển về trung tâm để quản lý và điều khiển.
- Hệ thống thông tin thiết bị gọi: Từ tín hiệu cuộc gọi, hệ thống này hiện trên màn hình bản đồ các thông tin có liên quan đến nguồn gốc cuộc gọi như: Gọi bằng mạng nào di động (NTT-subscribed telephone), điện thoại công cộng (public phone) hoặc internet (IP phone); thông tin định vị cuộc gọi…
- Hệ thống quản lý thông tin định vị trên bản đồ: Hệ thống này lưu trữ và quản lý các chỉ dẫn về đường đi, các bản đồ khu dân cư… và nhanh chóng định vị vị trí và các thông tin liên quan đến người gọi hoặc nơi vụ việc xảy ra.
- Hệ thống định vị phương tiện của cảnh sát: Để xác định vị trí và trạng thái hoạt động của lực lượng cảnh sát đang tuần tra trên các phương tiện như môtô, ôtô, máy bay trực thăng… bất cứ thời điểm nào và nhanh chóng liên lạc với lực lượng gần hiện trường nhất.
- Hệ thống hiển thị trên màn hình lớn: Hệ thống này hiển thị trên màn hình lớn (2,07m x 9,72m) các dữ liệu như tình huống khẩn cấp, triển khai lực lượng khẩn cấp, hình ảnh video truyền trực tiếp từ máy bay trực thăng và các thông tin khác. Hệ thống này quan trọng trong trường hợp cần ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo cấp trên.
- Hệ thống hỗ trợ triển khai lực lượng khẩn cấp: Để nhanh chóng phản ứng khi đối tượng chạy trốn, hệ thống này sẽ tự động tính toán khu vực đối tượng có khả năng đang chạy trốn và thiết lập khu vực cần triển khai lực lượng để chốt chặn.
- 3. Quy trình xử lý thông tin khẩn cấp
Khi cuộc gọi khẩn cấp đến tổng đài 110, hệ thống sẽ tự động kết nối đến hệ thống thông tin tại khu vực (tỉnh, thành phố) có cuộc gọi đến. Nhân viên tiếp nhận cuộc gọi là những người được đào tạo về kỹ năng hỏi - đáp và thu thập thông tin thông qua điện thoại. Do vậy, người dân thường được khuyến khích gọi 110 hơn là gọi trực tiếp đến đồn cảnh sát vì quy trình tiếp nhận thông tin của Trung tâm 110 chuyên nghiệp hơn và nhanh hơn.
Tiếp nhận và xử lý thông tin gồm 3 bước, trong thời gian khoảng 6-7 phút nhân viên cảnh sát có mặt tại hiện trường, gồm: Tiếp nhận cuộc gọi (tại trung tâm Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp); Truyền thông tin đến trạm cảnh sát địa phương; Chỉ đạo nhân viên tại các đồn cảnh sát hành động.
Bước 1: Tiếp nhận cuộc gọi
Cuộc gọi được tiếp nhận qua 2 tổ chuyên môn tại trung tâm Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp: Tổ tiếp nhận thông tin và tổ xử lý thông tin của Trung tâm điều khiển thông tin khẩn cấp.
Khi cuộc gọi đến, đồng thời 2 nhân viên cảnh sát thuộc 2 tổ cùng nghe nhưng mỗi người có nhiệm vụ khác nhau:
+ Nhân viên tổ tiếp nhận thông tin sẽ hỏi và đáp cuộc gọi, đồng thời ghi chép thông tin lên màn hình máy tính các dữ kiện có liên quan đến vụ việc.
+ Nhân viên tổ xử lý thông tin nghe và ghi chép, xử lí các thông tin quan trọng có liên quan như định vị địa điểm gọi, mạng gọi đến, địa điểm vụ việc người dân cần giải quyết…
Sau khi kết thúc cuộc gọi, 2 nhân viên sẽ thống nhất các thông tin thu thập được, nhân viên tổ xử lý thông tin có nhiệm vụ truyền thông tin cho Trạm cảnh sát ở địa phương có liên quan.
Bước 2: Truyền thông tin đến trạm cảnh sát (Police Station) ở địa phương có liên quan
Trạm cảnh sát ở Nhật Bản trực thuộc Cảnh sát cấp tỉnh (Prefectural Police). Cảnh sát thành phố Tokyo (Tokyo Metropolitan Police Department) có 102 Trạm cảnh sát trực thuộc, Cảnh sát tỉnh Hyogo (Hyogo Prefectural Police) có 49 Trạm cảnh sát trực thuộc…
Sau khi thống nhất các thông tin quan trọng và chính xác, nhân viên cảnh sát thuộc tổ xử lý thông tin của trung tâm Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho Trạm cảnh sát nơi xảy ra vụ việc. Bộ phận tiếp nhận thông tin của Trạm cảnh sát sẽ tiếp nhận thông tin và trực tiếp ra lệnh cho nhân viên cảnh sát tại các Đồn cảnh sát (Police Box) gần hiện trường hoặc nơi người dân báo vụ việc.
Bước 3: Nhân viên đang làm việc tại các Đồn cảnh sát nhận lệnh khẩn cấp và nhanh chóng hành động
Mỗi Trạm cảnh sát ở Nhật Bản có các Đồn cảnh sát trực thuộc. Ở thành thị Đồn cảnh sát gọi là Koban, ở khu vực nông thôn gọi là Chuzaisho. Tại Tokyo có 826 Koban và 258 Chuzaisho phủ khắp mọi nơi trong thành phố. Tuỳ tính chất phức tạp mà số lượng nhân viên cảnh sát tại các Đồn cảnh sát khác nhau, ít nhất là 1 người và nhiều nhất có thể lên đến 20 người. Đối với các Đồn phức tạp thì có bố trí sĩ quan chỉ huy (Inspector) để đảm bảo mỗi ca trực đều có 1 sĩ quan chỉ huy.
Phương tiện được trang bị cho mỗi nhân viên tại các Đồn cảnh sát là rất hiện đại và thuận tiện cho các hành động khẩn cấp. Phương tiện liên lạc gồm bộ đàm; điện thoại công vụ (gọi là Police Phone) có chức năng định vị, chụp và gửi ảnh nhanh; mũ, áo giáp chống đạn; súng ngắn và dụng dụ khống chế đối tượng… Nhân viên cảnh sát không được phép sử dụng điện thoại di động khi thi hành công vụ trừ khi các thiết bị liên lạc được trang bị không hiệu quả và phải được lệnh của chỉ huy.
Khi nhận được lệnh khẩn cấp, nhân viên cảnh sát phải nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh, ngay lập tức có mặt tại nơi cần thiết và tiến hành các hoạt động theo thẩm quyền.
- Hệ thống quản lý các cuộc gọi khẩn cấp: Tất cả các cuộc gọi qua tổng đài 110 trong phạm vi tỉnh được chuyển về trung tâm để quản lý và điều khiển.
- Hệ thống thông tin thiết bị gọi: Từ tín hiệu cuộc gọi, hệ thống này hiện trên màn hình bản đồ các thông tin có liên quan đến nguồn gốc cuộc gọi như: Gọi bằng mạng nào di động (NTT-subscribed telephone), điện thoại công cộng (public phone) hoặc internet (IP phone); thông tin định vị cuộc gọi…
- Hệ thống quản lý thông tin định vị trên bản đồ: Hệ thống này lưu trữ và quản lý các chỉ dẫn về đường đi, các bản đồ khu dân cư… và nhanh chóng định vị vị trí và các thông tin liên quan đến người gọi hoặc nơi vụ việc xảy ra.
- Hệ thống định vị phương tiện của cảnh sát: Để xác định vị trí và trạng thái hoạt động của lực lượng cảnh sát đang tuần tra trên các phương tiện như môtô, ôtô, máy bay trực thăng… bất cứ thời điểm nào và nhanh chóng liên lạc với lực lượng gần hiện trường nhất.
- Hệ thống hiển thị trên màn hình lớn: Hệ thống này hiển thị trên màn hình lớn (2,07m x 9,72m) các dữ liệu như tình huống khẩn cấp, triển khai lực lượng khẩn cấp, hình ảnh video truyền trực tiếp từ máy bay trực thăng và các thông tin khác. Hệ thống này quan trọng trong trường hợp cần ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo cấp trên.
- Hệ thống hỗ trợ triển khai lực lượng khẩn cấp: Để nhanh chóng phản ứng khi đối tượng chạy trốn, hệ thống này sẽ tự động tính toán khu vực đối tượng có khả năng đang chạy trốn và thiết lập khu vực cần triển khai lực lượng để chốt chặn.
- 3. Quy trình xử lý thông tin khẩn cấp
Khi cuộc gọi khẩn cấp đến tổng đài 110, hệ thống sẽ tự động kết nối đến hệ thống thông tin tại khu vực (tỉnh, thành phố) có cuộc gọi đến. Nhân viên tiếp nhận cuộc gọi là những người được đào tạo về kỹ năng hỏi - đáp và thu thập thông tin thông qua điện thoại. Do vậy, người dân thường được khuyến khích gọi 110 hơn là gọi trực tiếp đến đồn cảnh sát vì quy trình tiếp nhận thông tin của Trung tâm 110 chuyên nghiệp hơn và nhanh hơn.
Tiếp nhận và xử lý thông tin gồm 3 bước, trong thời gian khoảng 6-7 phút nhân viên cảnh sát có mặt tại hiện trường, gồm: Tiếp nhận cuộc gọi (tại trung tâm Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp); Truyền thông tin đến trạm cảnh sát địa phương; Chỉ đạo nhân viên tại các đồn cảnh sát hành động.
Bước 1: Tiếp nhận cuộc gọi
Cuộc gọi được tiếp nhận qua 2 tổ chuyên môn tại trung tâm Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp: Tổ tiếp nhận thông tin và tổ xử lý thông tin của Trung tâm điều khiển thông tin khẩn cấp.
Khi cuộc gọi đến, đồng thời 2 nhân viên cảnh sát thuộc 2 tổ cùng nghe nhưng mỗi người có nhiệm vụ khác nhau:
+ Nhân viên tổ tiếp nhận thông tin sẽ hỏi và đáp cuộc gọi, đồng thời ghi chép thông tin lên màn hình máy tính các dữ kiện có liên quan đến vụ việc.
+ Nhân viên tổ xử lý thông tin nghe và ghi chép, xử lí các thông tin quan trọng có liên quan như định vị địa điểm gọi, mạng gọi đến, địa điểm vụ việc người dân cần giải quyết…
Sau khi kết thúc cuộc gọi, 2 nhân viên sẽ thống nhất các thông tin thu thập được, nhân viên tổ xử lý thông tin có nhiệm vụ truyền thông tin cho Trạm cảnh sát ở địa phương có liên quan.
Bước 2: Truyền thông tin đến trạm cảnh sát (Police Station) ở địa phương có liên quan
Trạm cảnh sát ở Nhật Bản trực thuộc Cảnh sát cấp tỉnh (Prefectural Police). Cảnh sát thành phố Tokyo (Tokyo Metropolitan Police Department) có 102 Trạm cảnh sát trực thuộc, Cảnh sát tỉnh Hyogo (Hyogo Prefectural Police) có 49 Trạm cảnh sát trực thuộc…
Sau khi thống nhất các thông tin quan trọng và chính xác, nhân viên cảnh sát thuộc tổ xử lý thông tin của trung tâm Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho Trạm cảnh sát nơi xảy ra vụ việc. Bộ phận tiếp nhận thông tin của Trạm cảnh sát sẽ tiếp nhận thông tin và trực tiếp ra lệnh cho nhân viên cảnh sát tại các Đồn cảnh sát (Police Box) gần hiện trường hoặc nơi người dân báo vụ việc.
Bước 3: Nhân viên đang làm việc tại các Đồn cảnh sát nhận lệnh khẩn cấp và nhanh chóng hành động
Mỗi Trạm cảnh sát ở Nhật Bản có các Đồn cảnh sát trực thuộc. Ở thành thị Đồn cảnh sát gọi là Koban, ở khu vực nông thôn gọi là Chuzaisho. Tại Tokyo có 826 Koban và 258 Chuzaisho phủ khắp mọi nơi trong thành phố. Tuỳ tính chất phức tạp mà số lượng nhân viên cảnh sát tại các Đồn cảnh sát khác nhau, ít nhất là 1 người và nhiều nhất có thể lên đến 20 người. Đối với các Đồn phức tạp thì có bố trí sĩ quan chỉ huy (Inspector) để đảm bảo mỗi ca trực đều có 1 sĩ quan chỉ huy.
Phương tiện được trang bị cho mỗi nhân viên tại các Đồn cảnh sát là rất hiện đại và thuận tiện cho các hành động khẩn cấp. Phương tiện liên lạc gồm bộ đàm; điện thoại công vụ (gọi là Police Phone) có chức năng định vị, chụp và gửi ảnh nhanh; mũ, áo giáp chống đạn; súng ngắn và dụng dụ khống chế đối tượng… Nhân viên cảnh sát không được phép sử dụng điện thoại di động khi thi hành công vụ trừ khi các thiết bị liên lạc được trang bị không hiệu quả và phải được lệnh của chỉ huy.
Khi nhận được lệnh khẩn cấp, nhân viên cảnh sát phải nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh, ngay lập tức có mặt tại nơi cần thiết và tiến hành các hoạt động theo thẩm quyền.
Nhân viên cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường
Như vậy, với hệ thống điều khiển và xử lý thông tin khẩn cấp hiện đại, đồng thời với quy trình hoạt động chuyên nghiệp như đã phân tích trên đây, lực lượng phản ứng nhanh của Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia đạt mức thời gian phản ứng nhanh bậc nhất thế giới.
Tin liên quan
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Tấn Luật (16.06.2023)
- Công bố dạng thức, đề tham khảo bài thi đánh giá của Bộ Công an năm 2023 (21.04.2023)
- Bỏ 2 mã bài thi trong kỳ thi đánh giá tuyển sinh CAND 2023 (16.03.2023)
- Bế giảng Khóa D3T – Khánh Hòa (21.12.2022)
- Bế giảng hai Khóa đào tạo Đại học CSND hình thức VLVH mở tại địa phương (11.11.2022)
- Bế giảng khóa D1T – Gia Lai (28.10.2022)
- Tập huấn về công tác đảm bảo, cải tiến chất lượng đào tạo sau đánh giá ngoài (14.10.2022)
- Công tác KT&ĐBCLĐT – 10 năm xây dựng và phát triển (11.10.2022)
- Những điểm mới đáng chú ý trong quy chế tuyển sinh đại học 2022 (01.07.2022)