Ba mẹ hay kể thời còn đi học xa, mọi liên lạc với gia đình, bạn bè đều qua những cánh thư, đôi khi cả tháng mới đến được người nhận, rồi cũng cần chừng đó thời gian để được hồi âm. Ngày xưa là vậy, ròng rã chờ đợi, ngày nay chỉ với một cái chạm tay, dù bạn ở đâu, cách xa chừng nào, chẳng những được nghe giọng nói mà bạn còn có thể tương tác trực tiếp bằng hình ảnh với ba mẹ mình. Đây là điều tuyệt vời cho những đứa xa nhà, tôi có thể trò chuyện thường xuyên, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn trong cuộc sống.
Mười mấy năm sống trong vòng tay chở che, bao bọc của cha mẹ, tôi cũng tham gia phụ giúp công việc gia đình. Nhưng thú thực, khi đến sống môi trường tập thể với những người bạn cùng trang lứa, tôi nhận ra rằng cuộc sống của tôi toàn là màu hồng, tôi vô tư trong sự quan tâm, yêu thương từ gia đình. Ba mẹ ngày nào cũng gọi, những câu hỏi quen thuộc “con có khỏe không”, “thức ăn có hợp khẩu vị”, “học tập có quá sức”.... Tôi vẫn thản nhiên “con ổn”, “con khỏe”, “con bình thường”.... Tôi như một con robot chờ đợi những câu hỏi và cho những câu trả lời đã được lập trình sẵn. Hai năm qua, thời khóa biểu kết nối giữa tôi và cha mẹ đã trở nên quen, đến mức, chỉ cần đúng giờ điện thoại reo, các bạn tôi đã biết rõ ai gọi, gọi về vấn đề gì, tôi trả lời ra sao. Tôi mãi vô tư một cách “máy móc”.
Cho đến một ngày, tôi quên rằng, tôi đã được báo trước về chuyến đi xa của cha mẹ, nơi đó ngoài vùng phủ sóng. Giờ đã điểm, điện thoại không reo như mọi ngày, thoáng giật mình, tôi nhận ra rằng, từ bao lâu nay tôi chỉ biết nhận, nhận quá nhiều, nhất là sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ. Tôi bắt đầu hoài nghi chính mình, tôi nhận được ngần ấy nhưng đã cho đi những gì, hoặc chỉ là con số không tròn trĩnh. Tôi quên đi rằng chính tôi mới là người phải gọi về nhà mỗi ngày, chính tôi phải là người nắm giữ sợi dây gắn kết yêu thương với gia đình. Tôi cũng đã từng gặp sai lầm, đã từng bỏ lỡ cuộc gọi của cha mẹ mà không gọi lại, bỏ lỡ những thời khắc thiêng liêng của cuộc đời mà chính tôi không hề hay biết. Ba mẹ lo lắng. Để những lần sau, bằng cách nào đó phải phản hồi cuộc gọi của cha mẹ nếu tôi không thể bắt máy.
Thử nghĩ một ngày, dù muốn lắm, chỉ là những câu nũng nịu hay là hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, bạn vẫn không thể thực hiện được, có chăng đó chỉ là những cuộc gọi đến thiên đường mà thôi. Vậy nên, các bạn ạ, chúng ta dù có bận rộn đến đâu, dù cuộc sống xô bồ cuốn ta theo dòng đời như thế nào thì cũng chẳng thể nhẫn tâm cướp đi của ta đôi ba phút rãnh rang, hãy nhấc máy lên và gọi về nhà ngay. Chỉ cần nghe thấy “Mẹ ơi, con đây!” cha mẹ đã rất vui rồi. Những đứa con đi xa luôn nhớ thương quê nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhưng chắc chắn không lớn bằng nỗi nhớ những đứa con của cha mẹ mình. Vậy hãy dừng tay lại, gọi ngay về cho cha mẹ, đừng bao giờ để yêu thương đến quá muộn, bạn nhé!
Mười mấy năm sống trong vòng tay chở che, bao bọc của cha mẹ, tôi cũng tham gia phụ giúp công việc gia đình. Nhưng thú thực, khi đến sống môi trường tập thể với những người bạn cùng trang lứa, tôi nhận ra rằng cuộc sống của tôi toàn là màu hồng, tôi vô tư trong sự quan tâm, yêu thương từ gia đình. Ba mẹ ngày nào cũng gọi, những câu hỏi quen thuộc “con có khỏe không”, “thức ăn có hợp khẩu vị”, “học tập có quá sức”.... Tôi vẫn thản nhiên “con ổn”, “con khỏe”, “con bình thường”.... Tôi như một con robot chờ đợi những câu hỏi và cho những câu trả lời đã được lập trình sẵn. Hai năm qua, thời khóa biểu kết nối giữa tôi và cha mẹ đã trở nên quen, đến mức, chỉ cần đúng giờ điện thoại reo, các bạn tôi đã biết rõ ai gọi, gọi về vấn đề gì, tôi trả lời ra sao. Tôi mãi vô tư một cách “máy móc”.
Cho đến một ngày, tôi quên rằng, tôi đã được báo trước về chuyến đi xa của cha mẹ, nơi đó ngoài vùng phủ sóng. Giờ đã điểm, điện thoại không reo như mọi ngày, thoáng giật mình, tôi nhận ra rằng, từ bao lâu nay tôi chỉ biết nhận, nhận quá nhiều, nhất là sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ. Tôi bắt đầu hoài nghi chính mình, tôi nhận được ngần ấy nhưng đã cho đi những gì, hoặc chỉ là con số không tròn trĩnh. Tôi quên đi rằng chính tôi mới là người phải gọi về nhà mỗi ngày, chính tôi phải là người nắm giữ sợi dây gắn kết yêu thương với gia đình. Tôi cũng đã từng gặp sai lầm, đã từng bỏ lỡ cuộc gọi của cha mẹ mà không gọi lại, bỏ lỡ những thời khắc thiêng liêng của cuộc đời mà chính tôi không hề hay biết. Ba mẹ lo lắng. Để những lần sau, bằng cách nào đó phải phản hồi cuộc gọi của cha mẹ nếu tôi không thể bắt máy.
Thử nghĩ một ngày, dù muốn lắm, chỉ là những câu nũng nịu hay là hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, bạn vẫn không thể thực hiện được, có chăng đó chỉ là những cuộc gọi đến thiên đường mà thôi. Vậy nên, các bạn ạ, chúng ta dù có bận rộn đến đâu, dù cuộc sống xô bồ cuốn ta theo dòng đời như thế nào thì cũng chẳng thể nhẫn tâm cướp đi của ta đôi ba phút rãnh rang, hãy nhấc máy lên và gọi về nhà ngay. Chỉ cần nghe thấy “Mẹ ơi, con đây!” cha mẹ đã rất vui rồi. Những đứa con đi xa luôn nhớ thương quê nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhưng chắc chắn không lớn bằng nỗi nhớ những đứa con của cha mẹ mình. Vậy hãy dừng tay lại, gọi ngay về cho cha mẹ, đừng bao giờ để yêu thương đến quá muộn, bạn nhé!
Tác giả: Tin: Đinh Văn Long; Ảnh: Thái Bình
Tin liên quan
- Hệ thống điều khiển thông tin khẩn cấp của lực lượng Cảnh sát Nhật Bản (10.05.2019)
- Phụ nữ CAND trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (10.05.2019)
- Gặp mặt đầu xuân Mậu Tuất (06.05.2019)
- 70 năm Công an nhân dân làm theo lời Bác (19.04.2019)
- Lực lượng CAND thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (18.04.2019)
- Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước sự chống phá của các thế lực thù địch (17.04.2019)
- Nâng cao hiệu quả tổ chức phong trào dạy giỏi tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (23.03.2019)
- Người dùng cảnh giác email mạo danh được gửi tới iPhone và Macbook (15.03.2019)
- Tuổi thanh xuân (13.03.2019)