Tuy nhiên, từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1970-1975) cho đến năm 1979, tập đoàn Pol Pot đã phản bội nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam-Campuchia. Trong nước, Pol Pot thực hiện chính sách diệt chủng; đồng thời chúng thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, Quân tình nguyện Việt Nam đã bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, phối hợp với lực lượng vũ trang (LLVT) Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnom Penh (7-1-1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17-1-1979).
Vừa qua, trong khi hai dân tộc Việt Nam-Campuchia vui mừng, phấn khởi kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, thì đây đó trên internet và mạng xã hội vẫn có những tiếng nói lạc lõng xuyên tạc cuộc chiến tranh này. Họ tán phát luận điệu cũ rích: “Cuộc tấn công của quân đội Việt Nam (giải phóng Campuchia) là cuộc chiến tranh xâm lược”; Việt Nam đã “lấn chiếm Campuchia cả trên đất liền và biển, đảo”...
Vừa qua, trong khi hai dân tộc Việt Nam-Campuchia vui mừng, phấn khởi kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, thì đây đó trên internet và mạng xã hội vẫn có những tiếng nói lạc lõng xuyên tạc cuộc chiến tranh này. Họ tán phát luận điệu cũ rích: “Cuộc tấn công của quân đội Việt Nam (giải phóng Campuchia) là cuộc chiến tranh xâm lược”; Việt Nam đã “lấn chiếm Campuchia cả trên đất liền và biển, đảo”...
Sáng 2-5-1983, hàng ngàn người dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn đưa cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4-Binh đoàn Cửu Long quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường về nước. Nguồn: TTXVN
Vậy đâu là nguyên nhân cuộc chiến tranh này? Bản chất và ý nghĩa cao cả của cuộc phản công bảo vệ chủ quyền quốc gia; giải phóng dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, diệt vong là gì?
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh
Theo nhiều tài liệu và chứng cứ còn lại, trong 3 năm (từ tháng 4-1975 đến cuối năm 1978), chính quyền Pol Pot đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, xã hội hoang dã: Hủy bỏ tất cả quyền con người, quyền công dân-từ quyền sống đến các quyền tự do tối thiểu. Để làm “trong sạch dân cư”, chúng đã thực hiện chính sách giết hàng triệu người một cách dã man (đập chết bằng cuốc, xẻng, mổ bụng, moi gan... ). Gần 3 triệu người Campuchia đã bị giết chỉ trong gần 3 năm. Chúng xóa bỏ mọi cơ sở xã hội của một nền văn minh (như xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, xóa bỏ quan hệ hàng hóa-tiền tệ) đẩy cả dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt vong, đồng thời xóa sổ cả nền văn hóa, văn minh của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm.
Với Việt Nam, Pol Pot ra sức vu khống: “Việt Nam xâm lược, cướp đất, cướp đảo… của Campuchia”. Chúng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, giết nhiều kiều bào Việt Nam; đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam-Campuchia. Pol Pot tuyên bố Việt Nam là “kẻ thù truyền kiếp”, “kẻ thù số 1”, là “tai họa lớn nhất” của dân tộc Campuchia… Ngay sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng, chúng tấn công đảo Phú Quốc (ngày 3-5-1975); tấn công đảo Thổ Chu (ngày 10-5-1975). Tại đây, chúng bắt và giết hơn 500 dân thường. Trên đất liền, chúng khiêu khích, tập kích vào bộ đội biên phòng, tự tiện di dời cột mốc biên giới ở các tỉnh: Tây Ninh, Kon Tum, Đắc Lắc…
Cuộc chiến tranh này đã được chính quyền Pol Pot chuẩn bị bài bản với tham vọng có thể giành được chiến thắng. Chúng phát triển quân chủ lực từ 7 sư đoàn khi mới giải phóng lên 12 sư đoàn quân chính quy với đầy đủ thành phần, binh chủng. Cuối tháng 4-1977, Pol Pot điều động 5 sư đoàn và hàng trăm khẩu pháo, xe tăng áp sát biên giới Việt Nam-thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam.
Cuộc phản công tự vệ của quân và dân ta
Không thể phủ nhận rằng, trong thời kỳ đầu của các cuộc tập kích, khiêu khích ở biên giới Tây Nam, chúng ta đã mất cảnh giác vì tin vào chính quyền Campuchia do Pol Pot-Ieng Sari cầm đầu. Việt Nam không nghĩ rằng một quốc gia láng giềng từng được quân dân Việt Nam giúp đỡ, hy sinh cả xương máu để họ có được độc lập dân tộc lại quay súng, giết hại nhân dân, giết hại đồng bào mình. Thế nhưng, khi bọn chúng đã lộ mặt là kẻ phản bội-thật sự mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì quân dân Việt Nam bằng quyền tự vệ chính đáng của mình đã giáng trả đích đáng.
Đặc biệt, ngay sau khi Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia chính thức được thành lập (ngày 3-12-1978), đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 23-12-1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng LLVT của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng phản công-tiến công, lần lượt phá vỡ toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Pol Pot. Ngày 7-1-1979, Quân tình nguyện Việt Nam và LLVT của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia đã giải phóng Phnom Penh, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn phản động Pol Pot và chế độ diệt chủng ở Campuchia.
Ngày nay, nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, chúng ta rút ra nhiều ý nghĩa cao cả:
Trước hết, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ luôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của quân dân ta. Trong bất cứ tình huống nào, quan hệ quốc tế nào, chúng ta cũng không được thiếu cảnh giác trong sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, giải thích sự kiện quân dân ta không giáng trả ngay bè lũ Pol Pot, nhiều đồng bào, cựu chiến binh ta nói rằng: Khi đó chúng ta nghĩ rằng không có chuyện quân đội Campuchia lại tấn công Việt Nam.
Mặc dù tình hình quốc tế và khu vực đã có những chuyển biến khác với thời kỳ "Chiến tranh lạnh" (1945-1991), tuy nhiên Việt Nam và Biển Đông là một trong những vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực. Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực này có thể dùng các phương thức khác nhau để giành giật quan hệ quốc tế… Điều này có thể dẫn đến những xung đột giữa các nước nhỏ trong khu vực. Đây là một thực tế đã diễn ra trong lịch sử mà Việt Nam không thể không quan tâm.
Thứ hai, các sự kiện diễn ra trong cuộc chiến tranh này đã hoàn toàn bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước về cuộc chiến tranh, nhất là luận điệu “Việt Nam xâm lược, xâm lấn Campuchia”. Thực tế cho thấy, cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam là một cuộc chiến tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Đồng thời cũng là cuộc chiến đấu bảo vệ sinh mạng-quyền con người của cả hai dân tộc Campuchia và Việt Nam; là cuộc chiến tranh chính nghĩa-cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng, giáng trả kẻ thù xâm lược, ngoài ra không có mục tiêu nào khác.
Về nguyên nhân quân đội Việt Nam không rút về nước ngay trong năm 1979, Thủ tướng Hun Sen kể rằng: “Sau chiến thắng ngày 7-1-1979, nếu như theo kế hoạch ban đầu, bộ đội Việt Nam sẽ rút quân khỏi Campuchia ngay trong năm 1979. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Campuchia chưa đủ sức chống lại Pol Pot và cần thời gian để củng cố lực lượng cũng như khôi phục nền kinh tế của mình. Nếu Việt Nam rút quân và Pol Pot quay trở lại được thì sẽ càng nhiều người Campuchia bị giết”, “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi đã yêu cầu họ như thế...”(1).
Thứ ba, về quan hệ Việt Nam-Campuchia, cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của quân dân ta đã đồng thời giáng đòn quyết định đánh sập chế độ diệt chủng ở Campuchia, ngoài ra không có mục tiêu nào khác. Chiến thắng của quân dân ta cũng có thể nói là chiến thắng của tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia, khôi phục lại tình đoàn kết hữu nghị vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước. Thủ tướng Hun Sen từng kể rằng: Trước tình hình đó (nạn diệt chủng), ông đã quyết định chạy sang Việt Nam đề nghị giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước. Khi ấy, ông được biết thông tin một số người dân Campuchia cũng đã rời quê hương sang Việt Nam lánh nạn. Ông tin Việt Nam, vì đây là nước láng giềng đã từng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh với Campuchia trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung giành độc lập. Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông nói: “Nếu không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay”.
Thủ tướng Hun Sen còn khẳng định: “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này, có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dân Campuchia có niềm tin, chỉ có tiên, có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên, Phật tới cứu thì Bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”(2).
Chế độ diệt chủng Pol Pot không chỉ là một thảm họa với dân tộc Campuchia mà còn là một nguy cơ lớn đối với dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, giúp nhân dân Campuchia giải phóng "cũng là mình tự giúp mình”. Với mọi kẻ thù xâm lược, cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một thông điệp đanh thép của nhân dân Việt Nam. Bất cứ kẻ thù nào, nếu có dã tâm xâm lược Việt Nam, chúng sẽ bị giáng trả với toàn bộ sức mạnh tinh thần, trí tuệ và vật chất.
-------------------------
(1)“Thủ tướng Hun Sen trả lời phỏng vấn hai nhà báo Harish C.Mehta và Julie B.Mehta-tác giả cuốn sách “Hun Sen-nhân vật xuất chúng của Campuchia”, xuất bản năm 1999”. Xem “Thủ tướng Campuchia Hun Sen: "Bộ đội Việt Nam là đội quân nhà Phật”-Tiền phong Online 04/01/2019 08:35 GMT.
(2)Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 tại Đồng Nai, tháng 1-2012.
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh
Theo nhiều tài liệu và chứng cứ còn lại, trong 3 năm (từ tháng 4-1975 đến cuối năm 1978), chính quyền Pol Pot đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, xã hội hoang dã: Hủy bỏ tất cả quyền con người, quyền công dân-từ quyền sống đến các quyền tự do tối thiểu. Để làm “trong sạch dân cư”, chúng đã thực hiện chính sách giết hàng triệu người một cách dã man (đập chết bằng cuốc, xẻng, mổ bụng, moi gan... ). Gần 3 triệu người Campuchia đã bị giết chỉ trong gần 3 năm. Chúng xóa bỏ mọi cơ sở xã hội của một nền văn minh (như xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, xóa bỏ quan hệ hàng hóa-tiền tệ) đẩy cả dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt vong, đồng thời xóa sổ cả nền văn hóa, văn minh của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm.
Với Việt Nam, Pol Pot ra sức vu khống: “Việt Nam xâm lược, cướp đất, cướp đảo… của Campuchia”. Chúng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, giết nhiều kiều bào Việt Nam; đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam-Campuchia. Pol Pot tuyên bố Việt Nam là “kẻ thù truyền kiếp”, “kẻ thù số 1”, là “tai họa lớn nhất” của dân tộc Campuchia… Ngay sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng, chúng tấn công đảo Phú Quốc (ngày 3-5-1975); tấn công đảo Thổ Chu (ngày 10-5-1975). Tại đây, chúng bắt và giết hơn 500 dân thường. Trên đất liền, chúng khiêu khích, tập kích vào bộ đội biên phòng, tự tiện di dời cột mốc biên giới ở các tỉnh: Tây Ninh, Kon Tum, Đắc Lắc…
Cuộc chiến tranh này đã được chính quyền Pol Pot chuẩn bị bài bản với tham vọng có thể giành được chiến thắng. Chúng phát triển quân chủ lực từ 7 sư đoàn khi mới giải phóng lên 12 sư đoàn quân chính quy với đầy đủ thành phần, binh chủng. Cuối tháng 4-1977, Pol Pot điều động 5 sư đoàn và hàng trăm khẩu pháo, xe tăng áp sát biên giới Việt Nam-thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam.
Cuộc phản công tự vệ của quân và dân ta
Không thể phủ nhận rằng, trong thời kỳ đầu của các cuộc tập kích, khiêu khích ở biên giới Tây Nam, chúng ta đã mất cảnh giác vì tin vào chính quyền Campuchia do Pol Pot-Ieng Sari cầm đầu. Việt Nam không nghĩ rằng một quốc gia láng giềng từng được quân dân Việt Nam giúp đỡ, hy sinh cả xương máu để họ có được độc lập dân tộc lại quay súng, giết hại nhân dân, giết hại đồng bào mình. Thế nhưng, khi bọn chúng đã lộ mặt là kẻ phản bội-thật sự mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì quân dân Việt Nam bằng quyền tự vệ chính đáng của mình đã giáng trả đích đáng.
Đặc biệt, ngay sau khi Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia chính thức được thành lập (ngày 3-12-1978), đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 23-12-1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng LLVT của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng phản công-tiến công, lần lượt phá vỡ toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Pol Pot. Ngày 7-1-1979, Quân tình nguyện Việt Nam và LLVT của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia đã giải phóng Phnom Penh, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn phản động Pol Pot và chế độ diệt chủng ở Campuchia.
Ngày nay, nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, chúng ta rút ra nhiều ý nghĩa cao cả:
Trước hết, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ luôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của quân dân ta. Trong bất cứ tình huống nào, quan hệ quốc tế nào, chúng ta cũng không được thiếu cảnh giác trong sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, giải thích sự kiện quân dân ta không giáng trả ngay bè lũ Pol Pot, nhiều đồng bào, cựu chiến binh ta nói rằng: Khi đó chúng ta nghĩ rằng không có chuyện quân đội Campuchia lại tấn công Việt Nam.
Mặc dù tình hình quốc tế và khu vực đã có những chuyển biến khác với thời kỳ "Chiến tranh lạnh" (1945-1991), tuy nhiên Việt Nam và Biển Đông là một trong những vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực. Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực này có thể dùng các phương thức khác nhau để giành giật quan hệ quốc tế… Điều này có thể dẫn đến những xung đột giữa các nước nhỏ trong khu vực. Đây là một thực tế đã diễn ra trong lịch sử mà Việt Nam không thể không quan tâm.
Thứ hai, các sự kiện diễn ra trong cuộc chiến tranh này đã hoàn toàn bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước về cuộc chiến tranh, nhất là luận điệu “Việt Nam xâm lược, xâm lấn Campuchia”. Thực tế cho thấy, cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam là một cuộc chiến tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Đồng thời cũng là cuộc chiến đấu bảo vệ sinh mạng-quyền con người của cả hai dân tộc Campuchia và Việt Nam; là cuộc chiến tranh chính nghĩa-cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng, giáng trả kẻ thù xâm lược, ngoài ra không có mục tiêu nào khác.
Về nguyên nhân quân đội Việt Nam không rút về nước ngay trong năm 1979, Thủ tướng Hun Sen kể rằng: “Sau chiến thắng ngày 7-1-1979, nếu như theo kế hoạch ban đầu, bộ đội Việt Nam sẽ rút quân khỏi Campuchia ngay trong năm 1979. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Campuchia chưa đủ sức chống lại Pol Pot và cần thời gian để củng cố lực lượng cũng như khôi phục nền kinh tế của mình. Nếu Việt Nam rút quân và Pol Pot quay trở lại được thì sẽ càng nhiều người Campuchia bị giết”, “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi đã yêu cầu họ như thế...”(1).
Thứ ba, về quan hệ Việt Nam-Campuchia, cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của quân dân ta đã đồng thời giáng đòn quyết định đánh sập chế độ diệt chủng ở Campuchia, ngoài ra không có mục tiêu nào khác. Chiến thắng của quân dân ta cũng có thể nói là chiến thắng của tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia, khôi phục lại tình đoàn kết hữu nghị vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước. Thủ tướng Hun Sen từng kể rằng: Trước tình hình đó (nạn diệt chủng), ông đã quyết định chạy sang Việt Nam đề nghị giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước. Khi ấy, ông được biết thông tin một số người dân Campuchia cũng đã rời quê hương sang Việt Nam lánh nạn. Ông tin Việt Nam, vì đây là nước láng giềng đã từng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh với Campuchia trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung giành độc lập. Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông nói: “Nếu không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay”.
Thủ tướng Hun Sen còn khẳng định: “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này, có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dân Campuchia có niềm tin, chỉ có tiên, có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên, Phật tới cứu thì Bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”(2).
Chế độ diệt chủng Pol Pot không chỉ là một thảm họa với dân tộc Campuchia mà còn là một nguy cơ lớn đối với dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, giúp nhân dân Campuchia giải phóng "cũng là mình tự giúp mình”. Với mọi kẻ thù xâm lược, cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một thông điệp đanh thép của nhân dân Việt Nam. Bất cứ kẻ thù nào, nếu có dã tâm xâm lược Việt Nam, chúng sẽ bị giáng trả với toàn bộ sức mạnh tinh thần, trí tuệ và vật chất.
-------------------------
(1)“Thủ tướng Hun Sen trả lời phỏng vấn hai nhà báo Harish C.Mehta và Julie B.Mehta-tác giả cuốn sách “Hun Sen-nhân vật xuất chúng của Campuchia”, xuất bản năm 1999”. Xem “Thủ tướng Campuchia Hun Sen: "Bộ đội Việt Nam là đội quân nhà Phật”-Tiền phong Online 04/01/2019 08:35 GMT.
(2)Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 tại Đồng Nai, tháng 1-2012.
Tác giả: Nguyễn Văn Chánh
Tin liên quan
- Hội thi “Chủ nhiệm lớp giỏi năm học 2017 - 2018” (05.04.2018)
- Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô (20.03.2018)
- Thăm, tặng quà hộ nghèo, gia đình chính sách tại Quảng Nam, Quảng Ngãi (15.03.2018)
- Một số tùy chỉnh bảo mật hữu ích trên Windows 10 (05.03.2018)
- Hãy luôn là những thầy, cô điển hình về tấm gương đạo đức tốt trong đào tạo sĩ quan Cảnh sát tại Trư (02.03.2018)
- Thiếu tướng, NGND, GS, TS Trịnh Văn Thanh: Trọn tâm huyết với sự nghiệp trồng người (14.02.2018)
- Tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển (15.01.2017)
- Mỗi thầy cô giáo Trường Đại học CSND phấn đấu là tấm gương sáng trong sự nghiệp "trồng người&qu (10.12.2016)
- Cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên Trường Đại học CSND rèn luyện phẩm chất, đạo đức th (29.11.2016)