Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2017/NĐ-CP gồm 4 chương 16 điều quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Nghị định này quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo, nội dung, hình thức báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Theo đó, đối tượng áp dụng tại Nghị định này bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Về hình thức báo cáo, báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền ký báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: Gửi bằng đường bưu điện; gửi trực tiếp; gửi qua fax; gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
Tại Điều 5 Nghị định quy định rõ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thứ trưởng: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký báo cáo của bộ, ngành mình về công tác điều tra hình sự theo thẩm quyền điều tra quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Báo cáo về điều tra hình sự gồm: báo cáo định kỳ; báo cáo về vụ, việc và báo cáo chuyên đề. Trong đó, Điều 11 của Nghị định nêu rõ, báo cáo về điều tra hình sự phải được phân loại, xác định và đóng dấu độ mật đúng quy định và chỉ gửi đến nơi nhận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung trao đổi tình hình, công tác điều tra hình sự giữa các bộ, ngành phải thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật. Việc gửi báo cáo theo các phương thức nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Nghiêm cấm việc tiết lộ thông tin, trao đổi, cung cấp thông tin trong báo cáo về điều tra hình sự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm.
Đồng thời, Nghị định quy định rõ người nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ báo cáo hoặc cố ý báo cáo sai hoặc tiết lộ thông tin trong các báo cáo về điều tra hình sự thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tài liệu đính kèm
Nghị định này quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo, nội dung, hình thức báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Theo đó, đối tượng áp dụng tại Nghị định này bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Về hình thức báo cáo, báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền ký báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: Gửi bằng đường bưu điện; gửi trực tiếp; gửi qua fax; gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
Tại Điều 5 Nghị định quy định rõ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thứ trưởng: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký báo cáo của bộ, ngành mình về công tác điều tra hình sự theo thẩm quyền điều tra quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Báo cáo về điều tra hình sự gồm: báo cáo định kỳ; báo cáo về vụ, việc và báo cáo chuyên đề. Trong đó, Điều 11 của Nghị định nêu rõ, báo cáo về điều tra hình sự phải được phân loại, xác định và đóng dấu độ mật đúng quy định và chỉ gửi đến nơi nhận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung trao đổi tình hình, công tác điều tra hình sự giữa các bộ, ngành phải thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật. Việc gửi báo cáo theo các phương thức nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Nghiêm cấm việc tiết lộ thông tin, trao đổi, cung cấp thông tin trong báo cáo về điều tra hình sự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm.
Đồng thời, Nghị định quy định rõ người nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ báo cáo hoặc cố ý báo cáo sai hoặc tiết lộ thông tin trong các báo cáo về điều tra hình sự thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tài liệu đính kèm
Tin liên quan
- Bán kết 2 Olympic các môn pháp luật (21.02.2020)
- Đưa phong trào học tập lời dạy của Bác lên tầm cao mới (18.01.2020)
- Kết nối yêu thương (11.01.2020)
- Gần 5 triệu điện thoại Android phổ biến bị cài sẵn phần mềm độc hại (07.01.2020)
- Giới thiệu thiết bị phát hiện dấu vết đường vân bằng tia UV phản xạ (20.12.2019)
- Cần ngăn ngừa lạm dụng quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin (01.11.2019)
- Sự kỳ diệu của ngữ pháp trong thực tiễn giao tiếp tiếng Anh (01.11.2019)
- Tuyển sinh đại học năm 2018: Sẽ bỏ điểm sàn đầu vào và mở rộng đối tượng tuyển thẳng (23.09.2019)
- Trách nhiệm và tự hào - Người Thầy quân sự, võ thuật (09.08.2019)