web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam,trò chơi nổi tiếng

Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam

web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam

Quán triệt phương châm gắn liền với thực tiễn để nâng cao chất lượng Trường Đại học Cảnh sát

Ngày đăng: 14.11.2016

1. Vài nét về thực trạng công tác đào tạo lý luận gắn liền với thực tiễn tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Trong những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo, Trường Đại học CSND đã thường xuyên nghiên cứu đổi mới, từng bước hoàn chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng bám sát yêu cầu phát triển của thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CSND và nâng ca kỹ năng thực hành, trình độ nghiệp vụ cho học viên. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm theo từng giai đoạn cách mạng, chú trọng hơn về phương pháp và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nắm bắt, phân tích tình hình và giải quyết vấn đề. Các kiến thức bổ trợ cho công tác công an theo từng giai đoạn luôn được bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tiễn đặt ra, đảm bảo tính chất đặc trưng vùng miền và ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo, Nhà trường đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, mặt bằng trình độ có chuyển biến rõ nét, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá chức danh, tâm huyết với nghề, năng lực, phương pháp sư phạm được nâng cao. Với 803 đồng chí, trong đó: Giảng viên: 287; cán bộ quản lý giáo dục: 100; cán bộ tham mưu phục vụ: 316; có 02 Nhà giáo nhân dân, 06 Nhà giáo ưu tú. Về trình độ, có 01 Giáo sư, 10 Phó Giáo sư, 55 Tiến sĩ, 207 Thạc sĩ, 90 giảng viên chính và huấn luyện viên cao cấp, 92 đang nghiên cứu sinh, 78 đang học cao học; đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và học viên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với số lượng 381 đề tài, gồm 50 đề tài cấp Bộ; 05 đề tài của Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và 326 cấp cơ sở (99 đề tài cơ sở do Nhà trường cấp kinh phí, 227 đề tài cơ sở do Bộ cấp kinh phí) đang tiếp tục nghiên cứu: Cấp bộ 03 đề tài; 03 đề tài của Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; cấp cơ sở 25 đề tài đã góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết của thực tiễn công tác quản lý nhà nước đấu tranh phòng chống tội phạm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là những vấn đề mới nảy sinh; từ đó tạo cơ sở từng bước phát triển và hoàn thiện lý luận nghiệp vụ CAND nói chung, nghiệp vụ CSND nói riêng. Trong công tác biên soạn giáo trình, tài liệu của Nhà trường để đảm bảo tất cả các môn học trong chương trình đào tạo đều có giáo trình phù hợp với đào tạo trình độ đại học; quá trình biên soạn đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành; giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị nghiệp vụ Cảnh sát, bảo đảm gắn kết lý luận với thực tiễn, phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học. Trong quan hệ phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương ở phía Nam, có thể nói Công an các đơn vị, địa phương ở phía Nam đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ việc nghiên cứu thực tế của các giảng viên, thực tập của sinh viên cũng như việc thu thập tài liệu thực tiễn phục vụ giảng dạy, tham gia báo cáo thực tế, tham gia những hội đồng xét chọn và nghiệm thu các đề tài khoa học của Nhà trường. Nhiều lãnh đạo, giảng viên nhà trường đã đi nghiên cứu thực tế và luân chuyển về các địa phương làm công tác thực tiễn cũng hứa hẹn những thành quả sẽ đem lại cho nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn trong công tác giáo dục đào tạo của Nhà trường vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: - Nội dung chương trình còn dàn trải theo kiến thức rộng, rất nhiều môn học bắt buộc, chưa xác định những môn học có tính trọng tâm cần tập trung đối với công tác ứng dụng thực tiễn của ngành Công an hoặc còn ít môn học có tính lựa chọn hoặc học tập ngoại khoá cho sinh viên. - Vấn đề gắn liền lý luận với thực tiễn, nâng cao năng lực thực tiễn của giảng viên và sinh viên chưa cao. Phương pháp đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, thuyết trình, chưa đề cao khả năng thực hành của sinh viên; việc phối kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy để phát huy ưu điểm của từng phương pháp chưa cao; chưa thực sự quan tâm, kiểm tra vấn đề tự học của sinh viên; tỷ lệ giữa các khâu lý thuyết và thực hành, yêu cầu và nội dung thực hành các môn học, việc tổ chức giảng dạy thực hành… chưa được quan tâm đúng mức. - Việc thực hiện kế hoạch luân chuyển giảng viên và cán bộ thực tiễn còn ít, kế hoạch khai thác chất xám của giảng viên và cán bộ thực tiễn thực hiện chưa nhiều, hoạt động tổ chức đi thực tế của giảng viên, thực tế, thực tập, kiến tập của sinh viên hiện nay hiệu quả chưa cao. - Điều kiện về thư viện, giáo trình, tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo… tuy được nhà trường quan tâm phát triển, nhưng chưa được sự quan tâm khai thác, sử dụng của cả giảng viên và sinh viên. Công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học còn nặng về lý luận, chưa tập trung khai thác những vấn đề thực tiễn, vận dụng lý luận vào thực tiễn, cũng như chưa bổ sung kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn vào trong giáo trình, tài liệu dạy học. Sự phối hợp với công an đơn vị địa phương trong công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học còn hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao. 2. Những vấn đề nhận thức cần quán triệt khi thực hiện phương châm đào tạo lý luận gắn liền với thực tiễn Đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học về các lĩnh vực khoa học nghiệp vụ phòng chống tội phạm, quản lý Nhà nước về an ninh trật tự và đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng CSND là một nhiệm vụ quan trọng của Trường Đại học CSND. Với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan CSND có phẩm chất đạo đức cách mạng; có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; có hiểu biết pháp luật và các kiến thức chuyên môn khác đáp ứng kịp thời cho công tác nên luôn được Nhà trường coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, trong đó vấn đề đào tạo lý luận gắn liền với thực tiễn là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta biết rằng, hoạt động giảng dạy và học tập là hai mặt cơ bản của quá trình dạy học, thể hiện vai trò quan trọng của hai chủ thể đó là người thầy và người học. Trong đó người học là chủ thể nhận thức, dưới sự điều khiển của người thầy thông qua sự truyền thụ kiến thức, hướng dẫn tư duy giúp họ có nhân sinh quan và thế giới quan khoa học. Bằng kiến thức và năng lực thực tiễn về chính trị, pháp luật, xã hội và nghiệp vụ của mình để đào tạo, truyền cảm hứng đến người học. Vì vậy, việc đào tạo lý luận gắn liền với thực tiễn có vai trò rất quan trọng trong thực hiện chuẩn đầu ra đối với người học khi ra trường, để một mặt có phẩm chất đạo đức, tư cách, tác phong mẫu mực thì họ cần phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào công tác thực tiễn, biết giải quyết các tình huống thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; giữ gìn sự bình yên cuộc sống của nhân dân. Để đảm bảo vấn đề này, cần phải chú ý các những yêu cầu sau đây: - Thứ nhất, đó là nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, giáo trình, tài liệu dạy học. Chất lượng công tác đào tạo thể hiện ở sản phẩm là người học khi ra trường có đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra hay không. Chỉ khi sinh viên có khả năng thích ứng với điều kiện xã hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của lực lượng CSND hay không mới gọi là có hiệu quả. Cho nên, chương trình đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi chứ không phải từ ý muốn của người dạy. Đồng thời, phương pháp đào tạo ngoài việc nhận thức lý luận, đòi hỏi phải có tác dụng tạo nên khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn, vận dụng lý luận vào giải quyết thực tiễn công tác của lực lượng CSND. Ngoài ra, giáo trình tài liệu dạy học do người thầy biên soạn phải thực sự bắt nguồn từ thực tiễn công tác và thực tiễn xã hội để có thể giúp ích cho người học trong quá trình đào tạo. - Thứ hai, phụ thuộc vào trình độ, năng lực thực tiễn của giảng viên. Trình độ, năng lực thực tiễn của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành năng lực thực tiễn và kiến thức thực tiễn của sinh viên. Có thực tiễn, bài giảng của giảng viên mới sống động, cuốn hút. Mới có khả năng giáo dục nhân cách nghề nghiệp, rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Có kiến thức và năng lực thực tiễn, uy tín của giảng viên trước đồng nghiệp trong và ngoài trường cũng như trước sinh viên mới được đề cao, giảng dạy mới có tính thuyết phục. Tránh được việc dạy chay, nói không đi đôi với làm, không tạo được sự gắn bó giữa lý luận với thực tiễn. Chính vì vậy, người thầy bên cạnh nắm vững lý luận đòi hỏi phải tăng cường kiến thức và năng lực thực tiễn mới đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay. - Thứ ba, vấn đề tổ chức thực hành, thực tế, kiến tập và thực tập tốt nghiệp. Các hoạt động này giúp sinh viên có nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực tiễn, rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn khi xử lý những vấn đề xã hội. Từ việc nâng cao khả năng và văn hoá giao tiếp, ứng xử đến thực hành kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động và thích ứng với môi trường xã hội và cộng đồng, cũng như môi trường hoạt động của lực lượng CSND. Tuy nhiên, việc thực hành, thực tế, kiến tập, thực tập của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ và năng lực thực tiễn qua sự hướng dẫn của người thầy. Chỉ khi người thầy có năng lực thực tiễn thì mới có khả năng nâng cao kiến thức thực tiễn và năng lực thực tiễn của sinh viên. Nội dung bài giảng và quá trình dạy học, cần quan tâm đến vấn đề xử lý các tình huống thực tiễn. Tăng thời gian thực hành, làm các bài tập tình huống, tổ chức thảo luận, xêmina, đồng thời giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng cường hướng dẫn nghiên cứu tư duy ở người học. - Thứ tư, vấn đề cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện và trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất là điều kiện hỗ trợ quan trọng cho việc cập nhật kiến thức nói chung và kiến thức thực tiễn nói riêng. Điều kiện về cơ sở vật chất của Trường Đại học CSND tuy còn có những hạn chế, nhưng có thể nói đã được sự quan tâm rất lớn của Lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Chính trị CAND và lãnh đạo các cấp trong việc nâng cao điều kiện về vật chất, công cụ, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đào tạo. Điều kiện làm việc của cán bộ, giảng viên và học tập của sinh viên được nâng lên rõ rệt qua việc trang bị máy chiếu, máy tính, phòng học chuyên dùng, các công cụ, phương tiện phục vụ dạy học, cũng như hệ thống mạng nội bộ, mạng Internet, hệ thống wifi được triển khai rộng rãi góp phần quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin thu thập kiến thức thực tiễn, từ nhiều nguồn, nhiều hướng khác nhau. Cơ sở dữ liệu lưu giữ ngày càng thuận lợi giúp cho việc khai thác sử dụng, chuyển tải thông tin rất thuận lợi. Tuy nhiên, việc trang bị cho các nhà trường rất cần phải đồng bộ với những trang thiết bị của thực tiễn để quá trình đào tạo của các nhà trường đảm bảo gắn với thực tiễn công tác Công an. - Thứ năm, sự phối hợp với các nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn, Công an các đơn vị, địa phương trong tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, báo cáo thực tế, bố trí tiếp nhận giảng viên đi thực tế và sinh viên đi thực tập. Vai trò của các nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn, của Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với nhà trường trong lĩnh vực đào tạo là rất quan trọng. Công an các đơn vị, địa phương không chỉ là những đơn vị chiến đấu và quản lý thông tin về thực tiễn công tác mà còn có nhiều nhà thực tiễn, nhiều nhà khoa học có trình độ lý luận, có trình độ chuyên môn, học hàm, học vị và có năng lực thực tiễn nên có khả năng góp phần quan trọng trong việc đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu dạy học và trang bị kiến thức thực tiễn cho giảng viên và sinh viên. Mối quan hệ này nếu được phát huy và có cơ chế phát huy sẽ có tác dụng rất quan trọng, đặc biệt là việc nâng cao kiến thức thực tiễn và năng lực thực tiễn. - Thứ sáu, sự quan tâm của các thầy cô giáo trong việc quan tâm hỗ trợ Công an các đơn vị địa phương giải quyết các nhu cầu của thực tiễn công tác. Một vấn đề quan trọng là sự phối hợp giữa thực tiễn công tác và hoạt động của những thầy cô giáo hiện nay còn hạn chế. Lẽ ra, mỗi thầy cô phải là chuyên gia trên từng lĩnh vực công tác thực tiễn và sự phối hợp sẽ giúp cho thầy cô nâng cao năng lực thực tiễn, khả năng xử lý các tình huống thực tiễn và thông qua đó kiểm nghiệm lại những vấn đề lý luận có đáp ứng nhu cầu thực tiễn hay không. Sự phối hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thực tiễn, tạo nên sự gắn bó giữa lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó làm phong phú cho nội dung bài học. 3. Một vài ý kiến góp phần tăng cường sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn trong đào tạo tại Trường Đại học CSND - Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020; Nghị quyết số 17/2014 của Đảng uỷ Công an Trung ương và Chỉ thị số 2014/13 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo đục dào tạo trong CAND; tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt các đề án thành phần thuộc Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch tổng thể nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020” nhằm đổi mới toàn diện các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường đáp ứng yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn trong tình hình mới. - Hai là, phải tích cực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng giảm bớt lý thuyết, tăng cường thời gian thực hành kỹ năng và đào tạo nghiệp vụ. Cần quy định sau một thời gian thực hiện chương trình đào tạo, cho phép các trường sơ kết, nghiên cứu việc đổi mới, bổ sung và cập nhật kiến thức thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CSND, nhất là những vấn đề mới nảy sinh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy; bồi dưỡng và nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi đào tạo phải theo nhu cầu của xã hội; đổi mới phương pháp đào tạo theo phương thức trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học, sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học. - Ba là, tiếp tục quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, có cơ cấu hợp lý: Tuyển chọn bổ sung đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng quy mô đào tạo đạt tỷ lệ theo quy định trung bình 1 giảng viên/15 sinh viên; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên đạt tỷ lệ 35% giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ; 60% giảng viên đạt trình độ Thạc sĩ; 35% cán bộ quản lý đạt trình độ Tiến sĩ; 60% cán bộ quản lý đạt trình độ Thạc sĩ. Nâng cao kiến thức thực tế và kỹ năng hoạt động thực tiễn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên: Thực hiện nề nếp, có chất lượng chế độ đi công tác thực tế của giảng viên nhằm cập nhật kiến thức thực tiễn trong giảng dạy; tổ chức cho giảng viên nghiệp vụ luân chuyển về làm công tác thực tế tại Công an đơn vị, địa phương; điều động giảng viên mới tuyển dụng đi thực tế 2 đến 3 năm trước khi nhận nhiệm vụ giảng dạy. Chú trọng phát triển việc mở rộng và quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm là các cán bộ đang công tác, chiến đấ ở các đơn vị địa phương và coi đây là một nguồn lực thực sự không thể thiếu trong quá trình giảng dạy đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhà trường nhằm gắn thực tiễn vào quá trình giảng dạy. - Bốn là, mỗi giảng viên phải thường xuyên xác định ý thức trách nhiệm, quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực thực tiễn của bản thân và trong tổ chức giảng dạy. Đồng thời, nhà trường cần tạo điều kiện để giảng viên không ngừng nâng cao kiến thức thực tiễn và năng thực tiễn trong công tác qua công tác thực tế của giảng viên. Tuỳ từng lĩnh vực chuyên môn giảng dạy giảng viên phải nắm vững và vận dụng thành thạo lý luận chuyên môn vào thực tiễn công tác. Cần phải có thời gian đi thực tế để trực tiếp tham gia công tác thực tiễn, nắm bắt được những đòi hỏi của thực tế để giảng dạy và tổ chức hướng dẫn sinh viên học tập có hiệu quả. Mỗi giảng viên phải tự mình nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả về lý luận và thực tiễn, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghiệp vụ của ngành Công an, phải luôn có ý thức phấn đấu để trở thành chuyên gia trong từng lĩnh vực giảng dạy. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy giảng viên phải quan tâm sâu sắc đến việc nghiên cứu, nâng cao năng lực thực tiễn của sinh viên. Đặt ra các yêu cầu đánh giá thực tiễn trên cơ sở của lý luận đã được nghiên cứu nâng cao tư duy và năng lực thực tiễn của sinh viên. Cho nên, trong quá trình giảng dạy cần chú trọng tổ chức, hướng dẫn để sinh viên phải có trách nhiệm khai thác, nghiên cứu tư liệu thực tiễn có tại Trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa của nhà trường. Tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện thông qua khâu đánh giá tự học và thu hoạch của sinh viên. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú mà nhà trường đã đầu tư cả về sức người và cơ sở vật chất, nếu không biết phát huy sẽ rất lãng phí. - Năm là, không ngừng nâng cao khả năng thực hành của sinh viên bằng việc tổ chức thực hành, tăng cường báo cáo thực tế, làm bài tập tình huống trong các môn học để nâng cao năng lực thực tiễn của giảng viên và rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Các khoa chuyên ngành cần bố trí thời gian thực hành hợp lý, chú trọng báo cáo thực tế cho sinh viên và cho sinh viên làm bài tập tình huống để tăng cường năng lực thực tiễn cũng như khả năng ứng dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Việc tổ chức thực hành theo từng bài nhất định và của những môn học nhất định có liên quan đến chức năng điều tra, khám phá tội phạm và quản lý hành chính về trật tự xã hội của lực lượng CSND. Cần phải xây dựng hệ thống bài tập thực hành, bài tập tình huống đáp ứng yêu cầu để tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động hội thảo, đối thoại giữa sinh viên và giảng viên về các vấn đề liên quan đến học tập, giảng dạy. Tổ chức nói chuyện, giao lưu trao đổi và đối thoại giữa cán bộ thực tiễn với sinh viên, tổ chức tham quan, kiến tập các hoạt động thực tiễn của ngành nhằm tạo điều kiện giúp sinh viên hiểu biết về nghề nghiệp để có định hướng trong học tập và công tác sau khi ra trường. Sáu là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng đáp ứng nhu cầu của thực tiễn để gắn kết giảng dạy và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới; mở rộng hiệu quả quan hệ phối hợp trong nghiên cứu khoa học giữa Nhà trường với các đơn vị, địa phương. Chủ động phối hợp với Công an các đơn vị địa phương, các Vụ, Cục mở các cuộc hội thảo khoa học nhằm đánh giá và tổng kết thực tiễn; trên cơ sở đó, điều chỉnh, bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung cần thiết, từng bước đưa thực tiễn vào các bài giảng, làm cho bài giảng sinh động, sát thực tế hơn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các trường; đảm bảo hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học vừa có nội dung lý luận cơ bản, vừa bao quát, phản ánh được những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh và đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên. Bảy là, tăng cường quan hệ phối hợp với các Nhà khoa học, Công an các đơn vị, địa phương nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin về tình hình đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kinh nghiệm xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra, giúp cho sinh viên nắm vững lý luận và thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn. Mở rộng quan hệ giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị và công an địa phương bằng việc khai thác và phát huy những mối quan hệ quen biết. Hướng dẫn và có kế hoạch để các cán bộ thực tiễn chuẩn bị những điều kiện cần thiết tham gia vào công tác đào tạo của nhà trường. Chú trọng khai thác, thu thập kiến thức, tài liệu thực tế phục vụ học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Chủ động phối hợp với Công an các đơn vị địa phương trong cử cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế, luân chuyển giảng viên nghiệp vụ về công tác thực tế theo chủ trương của Bộ để nâng cao kiến thức thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị địa phương trong tổ chức cho sinh viên thực tế, thực tập tốt nghiệp.

Tác giả: Thiếu tướng, GS, TS. Trịnh Văn Thanh – Hiệu trưởng Trường Đại học CSND

Copyrights © 2020 web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam,trò chơi nổi tiếng
  • Ngày: 24
  • Tuần: 686
  • Tháng: 1519
  • Tổng: 1100200