Ngày 20/10/2016, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCA-C41 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay.
Thời gian qua, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn nông thôn nước ta đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững. Lực lượng Công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tập trung làm tốt các mặt công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và đấu tranh làm giảm, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, giải quyết những vấn đề phức tạp, điểm “nóng” về trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trên một số lĩnh vực còn có mặt hạn chế. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn vẫn còn diễn biến phức tạp; một số loại tội phạm hình sự, ma túy, các loại tệ nạn xã hội… có xu hướng tăng; công tác phát hiện, điều tra xử lý các vụ việc về kinh tế, tham nhũng và môi trường ở địa bàn nông thôn còn ít, tỷ lệ xử lý hình sự chưa nhiều, một số nơi còn để xảy ra sai phạm trong quá trình tố tụng, gây bức xúc dư luận…
Thời gian tới, với xu hướng đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, tình hình hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật ở địa bàn nông thôn tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trong thời gian qua; đồng thời chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay”.
Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trong thời gian qua, Chỉ thị xác định 07 công tác trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, bao gồm: công tác quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; các mặt công tác nghiệp vụ phòng, chống tội phạm; công tác điều tra, xử lý tội phạm; công tác xây dựng lực lượng, hậu cần đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn.
Để thực hiện có hiệu quả những công tác trọng tâm trên, Bộ trưởng yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng thời giao Tổng cục Cảnh sát tham mưu giúp Bộ trưởng có kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện./.
Thời gian qua, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn nông thôn nước ta đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững. Lực lượng Công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tập trung làm tốt các mặt công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và đấu tranh làm giảm, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, giải quyết những vấn đề phức tạp, điểm “nóng” về trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trên một số lĩnh vực còn có mặt hạn chế. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn vẫn còn diễn biến phức tạp; một số loại tội phạm hình sự, ma túy, các loại tệ nạn xã hội… có xu hướng tăng; công tác phát hiện, điều tra xử lý các vụ việc về kinh tế, tham nhũng và môi trường ở địa bàn nông thôn còn ít, tỷ lệ xử lý hình sự chưa nhiều, một số nơi còn để xảy ra sai phạm trong quá trình tố tụng, gây bức xúc dư luận…
Thời gian tới, với xu hướng đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, tình hình hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật ở địa bàn nông thôn tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trong thời gian qua; đồng thời chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay”.
Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn trong thời gian qua, Chỉ thị xác định 07 công tác trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, bao gồm: công tác quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; các mặt công tác nghiệp vụ phòng, chống tội phạm; công tác điều tra, xử lý tội phạm; công tác xây dựng lực lượng, hậu cần đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn.
Để thực hiện có hiệu quả những công tác trọng tâm trên, Bộ trưởng yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng thời giao Tổng cục Cảnh sát tham mưu giúp Bộ trưởng có kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện./.
Tác giả: Tin: Cao Thanh; Ảnh: Hoài Phương
Tin liên quan
- Đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh (14.01.2020)
- Đảng Cộng sản cầm quyền trên cơ sở một nền dân chủ vững chắc (06.01.2020)
- Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng (02.01.2020)
- Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân đón Tết, vui xuân (31.12.2019)
- Niềm vui và tự hào tuổi 90 (26.12.2019)
- “Trồng cây” và “trồng người” như lời Bác dặn (23.12.2019)
- Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ chính t (16.12.2019)
- Công điện: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút (11.12.2019)
- 3 số điện thoại đường dây nóng về dịch viêm phổi cấp do virus Corona (02.12.2019)