Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sự an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân. Trước thực trạng đó, lực lượng CSGT Công an Thành phố' đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có biện pháp vận động quần chúng, tuy nhiên công tác này vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Trong bài viết, tác giả đánh giá thực trạng công tác, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an thành phố Hồ Chí Minh, trong 05 năm qua từ 2013 đến 2017, Thành phố xảy ra 21.347 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.692 người, bị thương 18.425 người; ùn ứ giao thông xảy ra 127 vụ; vi phạm pháp luật giao thông vẫn còn nhiều, đã xử lý 3.329.626 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước 1.178 tỷ đồng; phát hiện và giải tán 124 vụ thanh niên tụ tập, lưu thông thành đoàn tiềm ẩn của đua xe trái phép1. Qua đó cho thấy tình hình TTATGT đường bộ của Thành phố còn diễn biến phức tạp, để bảo đảm tình hình trên địa bàn, lực lượng CSGT Công an thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ đồng thời phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực. Trong đó, hiệu quả từ công tác vận động quần chúng của lực lượng CSGT là rất tích cực. Thông qua công tác, nhân dân đã có ý thức hơn, với tinh thần thượng tôn pháp luật giao thông, tự giác đấu tranh các hành vi vi phạm và xây dựng môi trường giao thông có trật tự, an toàn, thông suốt. Với những kết quả cụ thể như: Tổ chức điều tra nắm tình hình, tham mưu cho UBND và lãnh đạo Công an các cấp ban hành 268 (tính từ năm 2015) văn bản và kế hoạch về công tác đảm bảo TTATGT. Sử dụng linh hoạt các hình thức, phương tiện tuyên truyền, như chiếu phim giáo dục ATGT tại trụ sở cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp; xây dựng các bảng chiếu điện tử tại các giao lộ, khu vực công cộng để tuyên truyền, vận động... Phối kết hợp các lực lượng công an cấp xã, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội để vận động quần chúng tham gia bảo vệ TTATGT. Xây dựng chuyên mục về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT trên truyền hình, đài phát thanh. Duy trì các bản tin về TTATGT, thông báo gương [1] người tốt trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” cũng như các trường hợp sai phạm trên loa phát thanh. Phối hợp biên soạn tài liệu giáo dục, tuyên truyền; phối hợp tổ chức các hội thi “Nông dân với vấn đề ATGT"; “Thanh niên tìm hiểu luật GTĐB”, có 1200 hội viên nông dân của 112 chi hội và 1200 đoàn viên thanh niên các cơ sở Đoàn cấp huyện tham gia... Xây dựng lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong tổ chức vận động quần chúng như Công an phường, xã trong việc tổ chức các hoạt động vận động quần chúng ở cơ sở; các Ban Bảo vệ dân phố, Lực lượng dân phòng đã được tập huấn nghiệp vụ trong xử lý vi phạm, giáo dục, thuyết phục người dân chấp hành pháp luật. Đặc biệt các lực lượng này đã tích cực tham gia và rất hiệu quả trong phòng chống đua xe trái phép trên địa bàn.
Những kết quả trên đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung trong công tác của lực lượng CSGT Công an thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Tuy nhiên, trong công tác vẫn còn tồn tại thiếu sót, yếu kém nhất định, khiến cho việc vận động chưa thể phát huy được hiệu quả toàn diện, chưa đủ sức tạo nên bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người tham gia giao thông tất yếu dẫn đến tình hình vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra. Những hạn chế, yếu kém được thể hiện ở chỗ: Còn xảy ra hiện tượng chồng chéo trong tổ chức vận động quần chúng giữa Phòng CSGT và các đội CSGT cấp huyện, chưa phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng lực lượng dẫn đến có địa bàn thì thực hiện tốt nhưng có địa bàn thì hiệu lại chưa cao, tính chủ động của lực lượng CSGT cấp huyện còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ tiến hành khi có kế hoạch hoặc chỉ đạo từ cấp trên. Xây dựng nòng cốt ở cơ sở được coi là biện pháp nổi bật của lực lượng CSGT Thành phố tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao, nhiều lúc nhiều nơi lực lượng này tham gia cho có mặt theo kế hoạch chứ hoạt động thực chất lại không có, ngoài ra còn có tư tưởng chủ quan, cho rằng đây là công việc của lực lượng CSGT dẫn đến tâm lý lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác. Việc xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về bảo đảm TTATGT đường bộ chưa được chú trọng, quan tâm hoặc có nêu gương nhưng cũng ở cấp Thành phố, còn nêu gương trong tổ dân phố, cụm dân cư... thì lại chưa có dẫn đến việc nhân rộng điển hình tiên tiến dường như không phát huy được hiệu quả. Vận động cá biệt chưa thường xuyên, hoạt động này có tác dụng rất lớn trong công tác bảo đảm TTATGT, từ một cá nhân có ý thức, chấp hành tốt sẽ lan tỏa, nhân rộng ra nhiều người khác. Điều quan trọng, hoạt động này là xác định đúng đối tượng vận động, người vi phạm thì rất nhiều nhưng vận động ai và vận động như thế nào thì hiện nay vấn đề này chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
Đánh giá những tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra. Về mặt khách quan có thể thấy rằng dân số ngày càng đông, đặc biệt là lượng dân nhập cư nhiều dẫn đến khác biệt trình độ dân trí cùng với địa bàn rộng, diện tích lớn đã gây khó cho việc tổ chức; thứ hai, hệ thống các văn bản ban hành còn thiếu đặc biệt là các văn bản quy định chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng lực lượng trong công tác này nên còn xảy ra hiện tượng chồng chéo, bị động; thứ ba, hiệu quả trong việc lồng ghép nội dung về an toàn giao thông vào trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa, khu phố văn hóa chưa cao; Thứ tư, nguồn tài chính cho công tác vận động quần chúng của lực lượng CSGT còn hạn chế, đặc biệt là việc hỗ trợ chế độ chính sách cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ và các lực lượng nòng cốt ở cơ sở chưa thỏa đáng. Về mặt chủ quan: Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo đơn vị còn hạn chế, hoặc có chỉ đạo nhưng lại không có kiểm tra, chấn chỉnh dẫn đến thiếu sót, nhiều vướng mắc không được giải quyết kịp thời; các hình thức vận động chưa phù hợp, chủ yếu chỉ tuyên truyền nhận thức pháp luật hoặc báo cáo tình hình TTATGT cho người dân mà chưa có các tác động đến tâm lý, đến ý thức và tinh thần trách nhiệm trong bảo đảm TTATGT; các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu công tác, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội trong vận động quần chúng còn rất hạn chế, đây là một trong những kênh vận động dễ tiếp cận người dân nhất; đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế về số lượng và chưa được đào tạo chuyên sâu, do đây là công tác đòi hỏi sự tâm huyết, sự nhiệt tình đồng thời phải có sự am hiểu sâu sắc về công tác bảo đảm TTATGT và công tác dân vận nên rất ít cán bộ có thể đảm nhiệm và tâm huyết với công việc; Bên cạnh đó, chế độ chính sách, đãi ngộ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa thỏa đáng, việc khen thưởng cán bộ làm tốt cũng như kiểm điểm những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác chưa được thực hiện nghiêm, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người làm tốt, tâm huyết với công tác và sự thờ ơ, coi thường công việc của những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác này lực lượng CSGT Công an Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát hoạt động vận động quần chúng của cấp ủy Đảng và các cấp lãnh đạo. Có được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị có liên quan sẽ giúp cho công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT đường bộ đi đúng hướng và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động vận động quần chúng. Sự quan tâm cần phải đi kèm với sự giám sát, kiểm tra của Đảng, lãnh đạo đơn vị, bởi khi có chỉ đạo nhưng lại không có kiểm tra, giám sát thì cũng sẽ không nắm bắt được tình hình thực tiễn công tác, những khó khăn, vướng mắc trong vận động quần chúng để có những biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, sẽ là rất tích cực nếu có sự động viên tinh thần của các cấp lãnh đạo trong công tác và những phần thưởng nhất định khi công tác đạt những thành quả nhất định, sẽ làm cho người cán bộ có động lực, hứng khởi trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng công tác vận động quần chúng.
Hai là, đổi mới các hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng. Song song với các hình thức tuyên truyền về kiến thức pháp luật và tình hình TTATGT thì tập trung các biện pháp tác động tâm lý, sử dụng hiệu ứng đám đông để gây sức lan tỏa về ý thức, trách nhiệm của người dân. Làm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tính nhân văn cao cả để phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTT và toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT.
Hướng dẫn quần chúng nhân dân xây dựng các mô hình xã, phường, ấp, khu phố tự quản về trật tự an toàn giao thông đường bộ dưới các hình thức khác nhau, như tuyến đường xanh, sạch, đẹp và an toàn do hội nông dân, hội phụ nữ hoặc đoàn thanh niên tổ chức. Mô hình xây dựng cổng trường an toàn giao thông, đoàn viên, thanh niên tham gia điều hòa giao thông tại các giao lộ vào giờ cao điểm... đây là những mô hình thiết thực nhất, đã và đang tạo dựng cho Thành phố những nét đẹp trong văn hóa giao thông, góp phần vào sự phát triển, nâng tầm vị thế một trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước.
Ba là, nâng cao chất lượng các cuộc tuyên truyền vận động. Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo về hình thức, lôi cuốn người tham gia thì nội dung tuyên truyền vận động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để người dân tham gia bảo đảm TTATGT thì phải thông tin đến họ những việc gì cần làm và những việc gì không nên; trong những tình huống cụ thể thường xuyên xảy ra như khi TNGT xảy ra hay gặp các sự cố về ATGT như cây đổ, sụt lún đường, chiều cường ngập nước thì người dân phải làm như thế nào? Xây dựng các quy trình xử lý các tình huống về TTATGT cho người dân. Tóm lại, cần cụ thể hóa, ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ thì người dân sẽ tiếp nhận tích cực và thực hiện sẽ dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nắm thông tin tình hình TTATGT là rất quan trọng, cơ sở để xây dựng kế hoạch vận động quần chúng.
Ngoài ra, cần thiết có cơ chế phối hợp chặt chẽ với cơ sở, như Công an phường, Công an xã, Dân phòng, Bảo vệ dân phố, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... để tổ chức các hoạt động vận động quần chúng nhân dân đồng thời xây dựng các lực lượng này làm nòng cốt trong công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn.
Bốn là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT dưới các hình thức như thiết kế các phần mềm phù hợp với các hệ điều hành trên điện thoại để người dân có thể dễ dàng sử dụng, các nội dung, hình ảnh sinh động, gắn với cuộc sống hành ngày của người dân và đặc biệt là hướng dẫn quần chúng nhân dân các biện pháp để bảo đảm TTATGT. Ngoài ra, có thể sử dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo,.. để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng.
Năm là, cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận về TTATGT, bởi trên thực tế hiện nay đa số cán bộ thực hiện công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, vừa thực hiện công tác chuyên môn vừa thực hiện công tác vận động quần chúng do đó sẽ rất vất vả, áp lực công việc lớn nên việc quan tâm, động viên tinh thần đến đội ngũ cán bộ là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, ngoài việc quan tâm động viên tinh thần thì chế độ, chính sách về mặt vật chất cũng rất quan trọng, góp phần động viên tinh thần, giúp cán bộ, chiến sĩ có thêm động lực trong công tác.
Sáu là, ổn định biên chế tổ chức lực lượng CSGT trong điều kiện hiện tại nhất là đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật cũng như thực hiện công tác dân vận về TTATGT. Song song với đó cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác, chú trọng việc hoàn thiện các kiến thức chuyên môn về pháp luật cũng như nghiệp vụ trong công tác dân vận nói chung và vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT đường bộ nói riêng. Trong công tác này, ngoài những kiến thức chuyên môn pháp luật cũng như nghiệp vụ bảo đảm TTATGT thì đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức về tâm lý, kiến thức về sư phạm, khả năng thuyết trình, biết khơi gợi sự hứng khởi cho người nghe. Bên cạnh đó cần không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân; không chỉ trong công tác mà ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, thông qua việc tiếp xúc với quần chúng nhân dân phải xây dựng được vị thế người cán bộ trong lòng nhân dân. Có như vậy nhân dân mới tin theo, nghe theo những gì người cán bộ truyền đạt. Có bản lĩnh, tự tin trong vận động quần chúng nhưng cũng phải khéo léo, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân dân.
-----------------------
Tài liệu tham khảo
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an thành phố Hồ Chí Minh, trong 05 năm qua từ 2013 đến 2017, Thành phố xảy ra 21.347 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.692 người, bị thương 18.425 người; ùn ứ giao thông xảy ra 127 vụ; vi phạm pháp luật giao thông vẫn còn nhiều, đã xử lý 3.329.626 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước 1.178 tỷ đồng; phát hiện và giải tán 124 vụ thanh niên tụ tập, lưu thông thành đoàn tiềm ẩn của đua xe trái phép1. Qua đó cho thấy tình hình TTATGT đường bộ của Thành phố còn diễn biến phức tạp, để bảo đảm tình hình trên địa bàn, lực lượng CSGT Công an thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ đồng thời phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực. Trong đó, hiệu quả từ công tác vận động quần chúng của lực lượng CSGT là rất tích cực. Thông qua công tác, nhân dân đã có ý thức hơn, với tinh thần thượng tôn pháp luật giao thông, tự giác đấu tranh các hành vi vi phạm và xây dựng môi trường giao thông có trật tự, an toàn, thông suốt. Với những kết quả cụ thể như: Tổ chức điều tra nắm tình hình, tham mưu cho UBND và lãnh đạo Công an các cấp ban hành 268 (tính từ năm 2015) văn bản và kế hoạch về công tác đảm bảo TTATGT. Sử dụng linh hoạt các hình thức, phương tiện tuyên truyền, như chiếu phim giáo dục ATGT tại trụ sở cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp; xây dựng các bảng chiếu điện tử tại các giao lộ, khu vực công cộng để tuyên truyền, vận động... Phối kết hợp các lực lượng công an cấp xã, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội để vận động quần chúng tham gia bảo vệ TTATGT. Xây dựng chuyên mục về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT trên truyền hình, đài phát thanh. Duy trì các bản tin về TTATGT, thông báo gương [1] người tốt trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” cũng như các trường hợp sai phạm trên loa phát thanh. Phối hợp biên soạn tài liệu giáo dục, tuyên truyền; phối hợp tổ chức các hội thi “Nông dân với vấn đề ATGT"; “Thanh niên tìm hiểu luật GTĐB”, có 1200 hội viên nông dân của 112 chi hội và 1200 đoàn viên thanh niên các cơ sở Đoàn cấp huyện tham gia... Xây dựng lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong tổ chức vận động quần chúng như Công an phường, xã trong việc tổ chức các hoạt động vận động quần chúng ở cơ sở; các Ban Bảo vệ dân phố, Lực lượng dân phòng đã được tập huấn nghiệp vụ trong xử lý vi phạm, giáo dục, thuyết phục người dân chấp hành pháp luật. Đặc biệt các lực lượng này đã tích cực tham gia và rất hiệu quả trong phòng chống đua xe trái phép trên địa bàn.
Những kết quả trên đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung trong công tác của lực lượng CSGT Công an thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Tuy nhiên, trong công tác vẫn còn tồn tại thiếu sót, yếu kém nhất định, khiến cho việc vận động chưa thể phát huy được hiệu quả toàn diện, chưa đủ sức tạo nên bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người tham gia giao thông tất yếu dẫn đến tình hình vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra. Những hạn chế, yếu kém được thể hiện ở chỗ: Còn xảy ra hiện tượng chồng chéo trong tổ chức vận động quần chúng giữa Phòng CSGT và các đội CSGT cấp huyện, chưa phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng lực lượng dẫn đến có địa bàn thì thực hiện tốt nhưng có địa bàn thì hiệu lại chưa cao, tính chủ động của lực lượng CSGT cấp huyện còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ tiến hành khi có kế hoạch hoặc chỉ đạo từ cấp trên. Xây dựng nòng cốt ở cơ sở được coi là biện pháp nổi bật của lực lượng CSGT Thành phố tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao, nhiều lúc nhiều nơi lực lượng này tham gia cho có mặt theo kế hoạch chứ hoạt động thực chất lại không có, ngoài ra còn có tư tưởng chủ quan, cho rằng đây là công việc của lực lượng CSGT dẫn đến tâm lý lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác. Việc xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về bảo đảm TTATGT đường bộ chưa được chú trọng, quan tâm hoặc có nêu gương nhưng cũng ở cấp Thành phố, còn nêu gương trong tổ dân phố, cụm dân cư... thì lại chưa có dẫn đến việc nhân rộng điển hình tiên tiến dường như không phát huy được hiệu quả. Vận động cá biệt chưa thường xuyên, hoạt động này có tác dụng rất lớn trong công tác bảo đảm TTATGT, từ một cá nhân có ý thức, chấp hành tốt sẽ lan tỏa, nhân rộng ra nhiều người khác. Điều quan trọng, hoạt động này là xác định đúng đối tượng vận động, người vi phạm thì rất nhiều nhưng vận động ai và vận động như thế nào thì hiện nay vấn đề này chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
Đánh giá những tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra. Về mặt khách quan có thể thấy rằng dân số ngày càng đông, đặc biệt là lượng dân nhập cư nhiều dẫn đến khác biệt trình độ dân trí cùng với địa bàn rộng, diện tích lớn đã gây khó cho việc tổ chức; thứ hai, hệ thống các văn bản ban hành còn thiếu đặc biệt là các văn bản quy định chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng lực lượng trong công tác này nên còn xảy ra hiện tượng chồng chéo, bị động; thứ ba, hiệu quả trong việc lồng ghép nội dung về an toàn giao thông vào trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa, khu phố văn hóa chưa cao; Thứ tư, nguồn tài chính cho công tác vận động quần chúng của lực lượng CSGT còn hạn chế, đặc biệt là việc hỗ trợ chế độ chính sách cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ và các lực lượng nòng cốt ở cơ sở chưa thỏa đáng. Về mặt chủ quan: Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo đơn vị còn hạn chế, hoặc có chỉ đạo nhưng lại không có kiểm tra, chấn chỉnh dẫn đến thiếu sót, nhiều vướng mắc không được giải quyết kịp thời; các hình thức vận động chưa phù hợp, chủ yếu chỉ tuyên truyền nhận thức pháp luật hoặc báo cáo tình hình TTATGT cho người dân mà chưa có các tác động đến tâm lý, đến ý thức và tinh thần trách nhiệm trong bảo đảm TTATGT; các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu công tác, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội trong vận động quần chúng còn rất hạn chế, đây là một trong những kênh vận động dễ tiếp cận người dân nhất; đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế về số lượng và chưa được đào tạo chuyên sâu, do đây là công tác đòi hỏi sự tâm huyết, sự nhiệt tình đồng thời phải có sự am hiểu sâu sắc về công tác bảo đảm TTATGT và công tác dân vận nên rất ít cán bộ có thể đảm nhiệm và tâm huyết với công việc; Bên cạnh đó, chế độ chính sách, đãi ngộ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa thỏa đáng, việc khen thưởng cán bộ làm tốt cũng như kiểm điểm những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác chưa được thực hiện nghiêm, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người làm tốt, tâm huyết với công tác và sự thờ ơ, coi thường công việc của những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác này lực lượng CSGT Công an Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát hoạt động vận động quần chúng của cấp ủy Đảng và các cấp lãnh đạo. Có được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị có liên quan sẽ giúp cho công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT đường bộ đi đúng hướng và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động vận động quần chúng. Sự quan tâm cần phải đi kèm với sự giám sát, kiểm tra của Đảng, lãnh đạo đơn vị, bởi khi có chỉ đạo nhưng lại không có kiểm tra, giám sát thì cũng sẽ không nắm bắt được tình hình thực tiễn công tác, những khó khăn, vướng mắc trong vận động quần chúng để có những biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, sẽ là rất tích cực nếu có sự động viên tinh thần của các cấp lãnh đạo trong công tác và những phần thưởng nhất định khi công tác đạt những thành quả nhất định, sẽ làm cho người cán bộ có động lực, hứng khởi trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng công tác vận động quần chúng.
Hai là, đổi mới các hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng. Song song với các hình thức tuyên truyền về kiến thức pháp luật và tình hình TTATGT thì tập trung các biện pháp tác động tâm lý, sử dụng hiệu ứng đám đông để gây sức lan tỏa về ý thức, trách nhiệm của người dân. Làm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tính nhân văn cao cả để phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTT và toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT.
Hướng dẫn quần chúng nhân dân xây dựng các mô hình xã, phường, ấp, khu phố tự quản về trật tự an toàn giao thông đường bộ dưới các hình thức khác nhau, như tuyến đường xanh, sạch, đẹp và an toàn do hội nông dân, hội phụ nữ hoặc đoàn thanh niên tổ chức. Mô hình xây dựng cổng trường an toàn giao thông, đoàn viên, thanh niên tham gia điều hòa giao thông tại các giao lộ vào giờ cao điểm... đây là những mô hình thiết thực nhất, đã và đang tạo dựng cho Thành phố những nét đẹp trong văn hóa giao thông, góp phần vào sự phát triển, nâng tầm vị thế một trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước.
Ba là, nâng cao chất lượng các cuộc tuyên truyền vận động. Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo về hình thức, lôi cuốn người tham gia thì nội dung tuyên truyền vận động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để người dân tham gia bảo đảm TTATGT thì phải thông tin đến họ những việc gì cần làm và những việc gì không nên; trong những tình huống cụ thể thường xuyên xảy ra như khi TNGT xảy ra hay gặp các sự cố về ATGT như cây đổ, sụt lún đường, chiều cường ngập nước thì người dân phải làm như thế nào? Xây dựng các quy trình xử lý các tình huống về TTATGT cho người dân. Tóm lại, cần cụ thể hóa, ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ thì người dân sẽ tiếp nhận tích cực và thực hiện sẽ dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nắm thông tin tình hình TTATGT là rất quan trọng, cơ sở để xây dựng kế hoạch vận động quần chúng.
Ngoài ra, cần thiết có cơ chế phối hợp chặt chẽ với cơ sở, như Công an phường, Công an xã, Dân phòng, Bảo vệ dân phố, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... để tổ chức các hoạt động vận động quần chúng nhân dân đồng thời xây dựng các lực lượng này làm nòng cốt trong công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn.
Bốn là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT dưới các hình thức như thiết kế các phần mềm phù hợp với các hệ điều hành trên điện thoại để người dân có thể dễ dàng sử dụng, các nội dung, hình ảnh sinh động, gắn với cuộc sống hành ngày của người dân và đặc biệt là hướng dẫn quần chúng nhân dân các biện pháp để bảo đảm TTATGT. Ngoài ra, có thể sử dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo,.. để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng.
Năm là, cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận về TTATGT, bởi trên thực tế hiện nay đa số cán bộ thực hiện công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, vừa thực hiện công tác chuyên môn vừa thực hiện công tác vận động quần chúng do đó sẽ rất vất vả, áp lực công việc lớn nên việc quan tâm, động viên tinh thần đến đội ngũ cán bộ là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, ngoài việc quan tâm động viên tinh thần thì chế độ, chính sách về mặt vật chất cũng rất quan trọng, góp phần động viên tinh thần, giúp cán bộ, chiến sĩ có thêm động lực trong công tác.
Sáu là, ổn định biên chế tổ chức lực lượng CSGT trong điều kiện hiện tại nhất là đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật cũng như thực hiện công tác dân vận về TTATGT. Song song với đó cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác, chú trọng việc hoàn thiện các kiến thức chuyên môn về pháp luật cũng như nghiệp vụ trong công tác dân vận nói chung và vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT đường bộ nói riêng. Trong công tác này, ngoài những kiến thức chuyên môn pháp luật cũng như nghiệp vụ bảo đảm TTATGT thì đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức về tâm lý, kiến thức về sư phạm, khả năng thuyết trình, biết khơi gợi sự hứng khởi cho người nghe. Bên cạnh đó cần không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân; không chỉ trong công tác mà ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, thông qua việc tiếp xúc với quần chúng nhân dân phải xây dựng được vị thế người cán bộ trong lòng nhân dân. Có như vậy nhân dân mới tin theo, nghe theo những gì người cán bộ truyền đạt. Có bản lĩnh, tự tin trong vận động quần chúng nhưng cũng phải khéo léo, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân dân.
-----------------------
Tài liệu tham khảo
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới, Hà Nội.
- Bộ Công an (2012), Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự”, Hà Nội.
- Công an thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013-2017, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chính phủ (2014), Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21/01/2014 Về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ ANTT, giữ gìn trật tự, ATXH, Hà Nội.
- Cục Cảnh sát giao thông - Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (2011), Quy chế phối hợp số 965/QCPH-V28-C67 ngày 14/3/2016 phối hợp công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia giữ gìn an toàn giao thông, Hà Nội.
[1] Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013- 2017 của Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả: Nguyễn Hương
Tin liên quan
- Phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định (28.03.2023)
- Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 12 về xây dựng lực lượng CAND của Bộ Chính trị (21.03.2023)
- Những tấm gương phụ nữ CAND anh hùng luôn khắc ghi lời Bác (20.03.2023)
- Cần làm gì trước các cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo bằng hình thức thông báo (20.03.2023)
- Vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ ANTT trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (18.03.2023)
- Nhận diện âm mưu, thủ đoạn phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời đại số (16.03.2023)
- Cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản (16.03.2023)
- Tập huấn công tác nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Long An (10.03.2023)
- 75 năm CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch HCM (03.03.2023)