I. CẤU TRÚC ĐỀ THI
1. Về kết cấu của mỗi đề thi
- Nội dung đề thi đảm bảo bám sát chương trình ôn thi do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân xây dựng và ban hành.
- Đề thi phải đảm bảo đánh giá được 03 cấp độ:
+ Mức độ biết chiếm 30%.
+ Mức độ thông hiểu chiếm 50%.
+ Mức độ vận dụng chiếm 20%.
2. Về phân bổ kiến thức trong mỗi đề thi
a. Đối với môn Triết học Mác - Lênin
- Nội dung kiến thức về chủ nghĩa duy vật biện chứng/01 đề thi gồm 02 câu, mỗi câu 3 điểm.
- Nội dung kiến thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử/01 đề thi gồm 01 câu 4 điểm.
b. Đối với môn Lý luận nhà nước và pháp luật
- Nội dung kiến thức lý luận về nhà nước/01 đề thi gồm 01 câu 4 điểm.
- Nội dung kiến thức lý luận về pháp luật/01 đề thi gồm 02 câu, mỗi câu 3 điểm.
II. DẠNG THỨC ĐỀ THI
1. Bài thi: Tuyển sinh đào tạo trình độ đại học chính quy tuyển mới đối với công dân đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
2. Thông tin chung về đề thi
a. Số lượng câu hỏi trong đề thi
- Môn Triết học Mác - Lênin: 03 câu.
- Môn Lý luận nhà nước và pháp luật: 03 câu.
b. Thời gian làm bài thi: Tổng thời gian làm bài thi theo từng môn thi là 180 phút.
c. Điểm của bài thi và phương pháp tính điểm
- Tổng điểm của bài thi là 10 điểm.
- Phương pháp tính điểm theo từng môn thi:
+ Môn Triết học Mác - Lênin: Câu 1: 3 điểm; câu 2: 4 điểm; câu 3: 3 điểm.
+ Môn Lý luận nhà nước và pháp luật: Câu 1: 3 điểm; câu 2: 4 điểm; câu 3: 3 điểm.
d. Hình thức thi: Thi viết.
III. PHẠM VI KIẾN THỨC CỦA ĐỀ THI
1. Môn Triết học Mác - Lênin
- Đối tượng, chức năng, vai trò của triết học Mác - Lênin:
+ Đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin.
+ Vai trò của triết học Mác - Lênin.
- Vật chất và ý thức:
+ Vật chất.
+ Ý thức.
+ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:
+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
+ Nguyên lý về sự phát triển.
- Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:
+ Phạm trù cái riêng và cái chung.
+ Phạm trù nguyên nhân và kết quả.
+ Phạm trù nội dung và hình thức.
+ Phạm trù bản chất và hiện tượng.
- Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại.
+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
+ Quy luật phủ định của phủ định.
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội:
+ Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội.
+ Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội.
- Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
+ Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
+ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội:
+ Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
+ Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
- Giai cấp và cách mạng xã hội:
+ Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp.
+ Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp.
- Ý thức xã hội:
+ Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội.
+ Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
- Triết học về con người:
+ Con người và bản chất của con người.
+ Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử.
2. Môn Lý luận nhà nước và pháp luật
- Khái niệm, đặc điểm cơ bản, nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật.
- Các mối quan hệ cơ bản của nhà nước và pháp luật.
- Chức năng cơ bản của nhà nước và vai trò của pháp luật.
- Các kiểu nhà nước và các kiểu pháp luật.
- Bản chất, đặc trưng và chức năng cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bản chất, vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa; bản chất, đặc điểm cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Khái niệm, cấu trúc của quy phạm pháp luật.
- Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của quan hệ pháp luật.
- Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật.
- Ý thức pháp luật.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Pháp chế và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá ở mức độ biết: Thí sinh trình bày đúng các nội dung cơ bản của vấn đề trong yêu cầu của đề thi trên cơ sở kiến thức được ôn tập.
2. Đánh giá ở mức độ thông hiểu: Thí sinh phân tích được các nội dung cơ bản của vấn đề trong yêu cầu của đề thi trên cơ sở kiến thức được ôn tập.
3. Đánh giá ở mức độ vận dụng: Thí sinh liên hệ, vận dụng vào thực tiễn hoặc rút ra ý nghĩa, những vấn đề cần chú ý trong thực tiễn công tác.
V. TÀI LIỆU ÔN TẬP
1. Môn Triết học Mác - Lênin
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác - Lênin (dùng cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
2. Môn Lý luận nhà nước và pháp luật
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội./.
*De thi tham khao - Li luan nha nuoc
- Thông báo lịch thi cấp chứng chỉ CNTT cơ bản tại T05 (01.11.2022)
- Kế hoạch Tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản Khóa 35 tại An Giang (01.11.2022)
- Lịch thi cấp chứng chỉ CNTT cơ bản tại Trường Đại học CSND (07.10.2022)
- Kế hoạch Tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản Khóa 33 (07.10.2022)
- Lịch thi cấp chứng chỉ CNTT cơ bản tại Công an TP.Cần Thơ (07.10.2022)
- Ban Nội chính trung ương tuyển dụng công chức (Đợt 2) (07.10.2022)
- Kế hoạch Tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản Khóa 32 (27.09.2022)
- Công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào năm học 2022 - 2023 (23.09.2022)
- Thông báo tuyển sinh văn bằng hai chính quy tuyển mới năm 2022 (20.09.2022)