Gia đình là một tế bào của xã hội, là cơ sở tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. [1] Để xây dựng thành công XHCN cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia đình thật sự văn hóa, có tôn ty trật tự. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế đó, để đảm bảo hạnh phúc gia đình và xây dựng gia đình mới ngày càng tốt đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội, là cơ sở tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình.
Ảnh minh hoạ (internet)
Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định đã nêu rõ, lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi qua nhiều thời kỳ phát triển, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
Ngoài ra, ngày Gia đình Việt Nam còn là ngày để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.
Gia đình là một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một xã hội vững bền và hạnh phúc. Một gia đình có sự nuôi dưỡng tốt sẽ tạo nên những con người với nhân cách tốt để cống hiến cho đất nước. Góp phần tạo dựng một xã hội tiến bộ, lành mạnh và tốt đẹp hơn. Việc mỗi năm có một chủ đề gia đình sẽ giúp mọi người có thể cùng nhau hướng đến một giá trị quan trọng nhất trong năm. Vào năm 2020, chủ đề ngày Gia đình Việt Nam là “Bình an - hạnh phúc”. Năm 2021, với mục tiêu lưu giữ những tinh hoa tốt đẹp trong văn hóa gia đình, đồng thời xây dựng và phát huy những giá trị mới trong giao tiếp để mối quan hệ luôn bền vững, chủ đề ngày Gia đình là “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình”. Năm 2022, nhân tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày gia đình Việt Nam có chủ đề là “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”. Đến năm 2023, “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” được lựa chọn là chủ đề của Ngày gia đình Việt Nam.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức những bữa tiệc nhỏ dành riêng cho các thành viên trong nhà, nhằm ôn lại truyền thống, nề nếp, gia phong, qua đó gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.
Hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm, tại Trường Đại học CSND, Ban Giám hiệu đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vị trí, vai trò của gia đình; ý nghĩa, chủ đề của Ngày gia đình Việt Nam; phòng chống bạo lực gia đình… qua hệ thống loa phát thanh, treo băng rôn, khẩu hiệu, đăng tải tin, bài trên Trang thông tin điện tử của Nhà trường (wolag.net). Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã tặng quà cho con em cán bộ, chiến sỹ nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6 và khen thưởng các em có thành tích xuất sắc trong học tập; luôn quan tâm, hỗ trợ kịp thời gia đình cán bộ, giảng viên, công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn…
[1] Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959.
Tác giả: Văn Long
- Rộn ràng Hội thao chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 (27.02.2019)
- Trao đổi về phương pháp viết bài đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân (26.02.2019)
- Công tác vận động quần chúng của lực lượng Cảnh sát giao thông công an Thành phố Hồ Chí Minh trong đ (18.02.2019)
- Nâng cao chất lượng Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân đáp ứng nhu cầu hội nhập (18.01.2019)
- Chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ giấy (11.01.2019)
- Thesis: “Activities of the People’s Police Force in preventing deliberate infliction of bodily (05.12.2018)
- Dissertation: “Examining scenes in investigating cases of using explosive materials” (29.11.2018)
- Tin bảo vệ luận án của NCS Trần Hữu Tiến (26.11.2018)
- Title of thesis: Investigating the scene of extortion cases by the Criminal Investigation on So (24.11.2018)