Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tuy đã đi xa nhưng Người đã để lại cho chúng ta những di sản văn hóa to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng của Người.
Hướng tới kỷ niệm 48 năm ngày Bác Hồ đi vào cõi vĩnh hằng (2/9/1969 -2/9/2017) chúng ta bồi hồi xúc động về những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời Bác về “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”.
Chuyện kể rằng:
Một ngày đầu tháng 9 năm 1969, bác đang ốm rất nặng. Đứng quanh giường Bác có đông đủ các đồng chí lãnh đạo cao cấp và các y, bác sĩ giỏi. Khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẽ căng thẳng và lo lắng.
Căn phòng im phăng phắc.
Chiếc kim đồng hồ nhích từng bước nặng nề, chậm chạm. Mọi người như nín thở, nhiều đôi mắt đã đỏ hoe khi bác sĩ thông báo bệnh tình mỗi lúc một xấu đi của Bác. Đột nhiên, Bác khẽ mở mắt, Người nói rất nhỏ nhưng rõ ràng: Bác rất muốn nghe một câu hò Huế... Tất cả nhìn nhau. Bất ngờ quá! Những mái đầu cúi vội lau nhanh dòng nước mắt.
Thời gian như ngưng đọng lại. Bác lại thiêm thiếp trong giấc ngủ. Nhưng dường như trên vầng trán rộng mênh mông của Người thoáng hiện nét trăn trở... Một lát sau, Bác khẽ cựa mình. Dù yếu nhưng giọng người vẫn ấm áp vô cùng: Có ai hát được câu hát ví quê Bác không? Mọi người bối rối nhìn nhau. Những cái lắc đầu khe khẽ, Những ánh mắt nhìn Bác như biết lỗi.
Im lặng, Người nằm yên rồi thiếp đi, hơi thở nhè nhẹ nhưng trên gương mặt Bác như vẫn đang chờ đợi điều gì. 5 phút...10 phút... rồi 20 phút trôi qua. Bác tỉnh lại sau cơn mê sảng. Vầng trán Người lấm mồ hôi. Người khoát nhẹ tay như có ý gọi. Mọi người cúi xuống quanh Bác, hồi hộp lắng nghe. Lần này giọng nói Bác đã yếu đi rất nhiều: Các cháu cho Bác nghe một làn dân ca quan họ...
Ôi! Vẫn chỉ là một uốc muốn nho nhỏ. Lần này Bác cố gắng gượng để khỏi chìm vào cơn mê. Người đợi! Chỉ một khúc dân ca. Chao ôi! Thương Bác đến thật lòng.
Bỗng, cánh cửa phòng kẹt mở, Một cô gái nhỏ nhắn xuất hiện. Cô sững lại một giây nơi bậu cửa, rồi rất nhanh, cô nhào đến quỳ xuống chân Bác. Gương mặt cô gái tái đi vì xúc động. Run run, cô nắm lấy bàn tay Bác rồi òa khóc. Bác mỉm cười gật đầu, ra hiệu cô gái đừng khóc nữa. Kìm lại cơn nức nở đang dâng trào, cô hát, giọng hát khi vút lên, níu giữ, khi tắc nghẹn đầy nước mắt: “Người ơi, Người ở đừng về...”Cả căn phòng lặng đi, xót xa, đau đớn.
Cô gái hát bằng cả trái tim mình, hát cho ước mong ngày cháy bỏng của hơn 30 triệu trái tim Việt Nam đang từng giây, từng phút hướng về Bác, Bác ơi! Cả dân tộc Việt Nam đang rất cần Bác, cuộc kháng chiến chống Mỹ rất cần có Bác, đồng bào Miền Nam đếm từng ngày để đón Bác vào thăm... Vậy mà... Bác ơi! Bác nắm tay cô gái lắc nhẹ như nói lời cảm ơn. Và từ khóe mắt Bác, hai dòng lệ đã trào ra từ bao giờ.
Lời bài hát dân ca ngọt ngào đã đưa Bác vào giấc ngủ bình yên, Người đã đi đem theo đến cõi vĩnh hằng những khúc hát của quê hương. Thoáng nhẹ trên môi nụ cười Người thanh thản, gương mặt người hồng lên, bừng sáng, đẹp như một ông tiên trong chuyện cổ tích - Ông tiên Hồ Chí Minh.
Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, Người muốn nghe lại muốn đem theo đến cõi vĩnh hằng những câu hát ví dặm của quê hương, Người nhớ về làng Sen quê cha, làng Chùa quê mẹ, với ngôi nhà lá đơn sơ dưới rặng tre vườn, nơi có biết bao kỷ niệm vui buồn, sướng khổ trong tần tảo của mẹ, ở đó luôn ấm áp tình cha. Lòng người còn day dứt vì công việc còn bộn bề, đã lâu rồi Người không về thăm quê.
Người muốn để lại lời nhắn nhủ có giá trị đến ngàn đời: Hãy giữ gìn những làn điều dân ca - giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Phải chăng những giọt nước mắt trên gương mặt thanh thản của Bác chính là niềm hạnh phúc.
Lời dặn dò của Bác đến nay lại còn giá trị hơn bao giờ hết. Dù đi đâu, về đâu, hãy đừng quên những khúc hát dân ca quê nhà! Hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc! Hội nhập với thế giới là một cơ hội để đất nước sánh ngang tầm với sự phát triển của các nước trong khu vực, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những nguy cơ và thách thức. Chính vì thế chúng ta phải luôn xác định rõ ràng: Hòa nhập chứ không hòa tan.
Để bây giờ và mãi mãi mai sau, chúng ta cũng có quyền tự hào và kiêu hãnh với bạn bè năm châu về những tà áo dài và vành nón nghiêng nghiêng duyên dáng của các cô gái Việt Nam, tự hào về những làn điệu dân ca của quê hương, về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, kính trên nhường dưới, sự kín đáo tế nhị khi biểu lộ tình cảm và giao tiếp.
Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam là thế! Ước muốn cuối đời thật bình dị, nhưng đề lại một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, lớn lao, một lời dặn dò cảm động với non sông đất nước. Hãy biết nâng niu, gìn giữ và phát triển những giá trị tinh thần mà cha ông ta để lại. Biết yêu, biết hát những làn điệu dân ca quê hương cũng chính là chúng ta biết yêu đất nước. Giản dị mà thấm thía đến vô cùng./.
(Ghi theo lời kể của Giáo sư Hoàng Chí Bảo)
Hướng tới kỷ niệm 48 năm ngày Bác Hồ đi vào cõi vĩnh hằng (2/9/1969 -2/9/2017) chúng ta bồi hồi xúc động về những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời Bác về “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”.
Chuyện kể rằng:
Một ngày đầu tháng 9 năm 1969, bác đang ốm rất nặng. Đứng quanh giường Bác có đông đủ các đồng chí lãnh đạo cao cấp và các y, bác sĩ giỏi. Khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẽ căng thẳng và lo lắng.
Căn phòng im phăng phắc.
Chiếc kim đồng hồ nhích từng bước nặng nề, chậm chạm. Mọi người như nín thở, nhiều đôi mắt đã đỏ hoe khi bác sĩ thông báo bệnh tình mỗi lúc một xấu đi của Bác. Đột nhiên, Bác khẽ mở mắt, Người nói rất nhỏ nhưng rõ ràng: Bác rất muốn nghe một câu hò Huế... Tất cả nhìn nhau. Bất ngờ quá! Những mái đầu cúi vội lau nhanh dòng nước mắt.
Thời gian như ngưng đọng lại. Bác lại thiêm thiếp trong giấc ngủ. Nhưng dường như trên vầng trán rộng mênh mông của Người thoáng hiện nét trăn trở... Một lát sau, Bác khẽ cựa mình. Dù yếu nhưng giọng người vẫn ấm áp vô cùng: Có ai hát được câu hát ví quê Bác không? Mọi người bối rối nhìn nhau. Những cái lắc đầu khe khẽ, Những ánh mắt nhìn Bác như biết lỗi.
Im lặng, Người nằm yên rồi thiếp đi, hơi thở nhè nhẹ nhưng trên gương mặt Bác như vẫn đang chờ đợi điều gì. 5 phút...10 phút... rồi 20 phút trôi qua. Bác tỉnh lại sau cơn mê sảng. Vầng trán Người lấm mồ hôi. Người khoát nhẹ tay như có ý gọi. Mọi người cúi xuống quanh Bác, hồi hộp lắng nghe. Lần này giọng nói Bác đã yếu đi rất nhiều: Các cháu cho Bác nghe một làn dân ca quan họ...
Ôi! Vẫn chỉ là một uốc muốn nho nhỏ. Lần này Bác cố gắng gượng để khỏi chìm vào cơn mê. Người đợi! Chỉ một khúc dân ca. Chao ôi! Thương Bác đến thật lòng.
Bỗng, cánh cửa phòng kẹt mở, Một cô gái nhỏ nhắn xuất hiện. Cô sững lại một giây nơi bậu cửa, rồi rất nhanh, cô nhào đến quỳ xuống chân Bác. Gương mặt cô gái tái đi vì xúc động. Run run, cô nắm lấy bàn tay Bác rồi òa khóc. Bác mỉm cười gật đầu, ra hiệu cô gái đừng khóc nữa. Kìm lại cơn nức nở đang dâng trào, cô hát, giọng hát khi vút lên, níu giữ, khi tắc nghẹn đầy nước mắt: “Người ơi, Người ở đừng về...”Cả căn phòng lặng đi, xót xa, đau đớn.
Cô gái hát bằng cả trái tim mình, hát cho ước mong ngày cháy bỏng của hơn 30 triệu trái tim Việt Nam đang từng giây, từng phút hướng về Bác, Bác ơi! Cả dân tộc Việt Nam đang rất cần Bác, cuộc kháng chiến chống Mỹ rất cần có Bác, đồng bào Miền Nam đếm từng ngày để đón Bác vào thăm... Vậy mà... Bác ơi! Bác nắm tay cô gái lắc nhẹ như nói lời cảm ơn. Và từ khóe mắt Bác, hai dòng lệ đã trào ra từ bao giờ.
Lời bài hát dân ca ngọt ngào đã đưa Bác vào giấc ngủ bình yên, Người đã đi đem theo đến cõi vĩnh hằng những khúc hát của quê hương. Thoáng nhẹ trên môi nụ cười Người thanh thản, gương mặt người hồng lên, bừng sáng, đẹp như một ông tiên trong chuyện cổ tích - Ông tiên Hồ Chí Minh.
Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, Người muốn nghe lại muốn đem theo đến cõi vĩnh hằng những câu hát ví dặm của quê hương, Người nhớ về làng Sen quê cha, làng Chùa quê mẹ, với ngôi nhà lá đơn sơ dưới rặng tre vườn, nơi có biết bao kỷ niệm vui buồn, sướng khổ trong tần tảo của mẹ, ở đó luôn ấm áp tình cha. Lòng người còn day dứt vì công việc còn bộn bề, đã lâu rồi Người không về thăm quê.
Người muốn để lại lời nhắn nhủ có giá trị đến ngàn đời: Hãy giữ gìn những làn điều dân ca - giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Phải chăng những giọt nước mắt trên gương mặt thanh thản của Bác chính là niềm hạnh phúc.
Lời dặn dò của Bác đến nay lại còn giá trị hơn bao giờ hết. Dù đi đâu, về đâu, hãy đừng quên những khúc hát dân ca quê nhà! Hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc! Hội nhập với thế giới là một cơ hội để đất nước sánh ngang tầm với sự phát triển của các nước trong khu vực, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những nguy cơ và thách thức. Chính vì thế chúng ta phải luôn xác định rõ ràng: Hòa nhập chứ không hòa tan.
Để bây giờ và mãi mãi mai sau, chúng ta cũng có quyền tự hào và kiêu hãnh với bạn bè năm châu về những tà áo dài và vành nón nghiêng nghiêng duyên dáng của các cô gái Việt Nam, tự hào về những làn điệu dân ca của quê hương, về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, kính trên nhường dưới, sự kín đáo tế nhị khi biểu lộ tình cảm và giao tiếp.
Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam là thế! Ước muốn cuối đời thật bình dị, nhưng đề lại một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, lớn lao, một lời dặn dò cảm động với non sông đất nước. Hãy biết nâng niu, gìn giữ và phát triển những giá trị tinh thần mà cha ông ta để lại. Biết yêu, biết hát những làn điệu dân ca quê hương cũng chính là chúng ta biết yêu đất nước. Giản dị mà thấm thía đến vô cùng./.
(Ghi theo lời kể của Giáo sư Hoàng Chí Bảo)
Tin liên quan
- Cảnh báo đường liên kết giả tin tức về virus corona để phát tán mã độc (08.01.2020)
- Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới (08.01.2020)
- Bế giảng Khóa D15T - Đào tạo Đại học CSND hệ VLVH (20.12.2019)
- Trường Đại học CSND giành giải Nhì khối lực lượng vũ trang giải Việt dã truyền thống 30/4 (15.11.2019)
- Tôn trọng sự thật lịch sử, cùng nhau vun đắp tương lai (11.11.2019)
- Hội thao Công đoàn chào mừng Kỷ niệm 43 năm Ngày truyền thống Nhà trường (07.11.2019)
- Hội thảo khoa học “Nâng cao kiến thức thực tế và kỹ năng hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giả (01.11.2019)
- 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (24.10.2019)
- Trưng bày sách chào mừng Ngày sách Việt Nam (16.09.2019)