Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định "Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó"…
Luật Bình đẳng giới (Luật số 73/2006/QH11) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
Ảnh minh họa
Mục tiêu bình đẳng là “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
Về Giới và giới tính
- Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
- Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.
(Khoản 1, 2 - Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
* Sự khác biệt căn bản giữa giới và giới tính:
- Giới: Là đặc trưng xã hội; do học tập, nghiên cứu mà có; nó mang tính đa dạng, phong phú và có sự khác biệt giữa các vùng/miền, vị trí địa lý,…
- Giới tính: Là đặc trưng sinh học; mang tính bẩm sinh/có sẵn; đồng nhất ở mọi nơi; bất biến và không thay đổi theo thời gian,…
Về Khoảng cách giới
- Là sự khác biệt hoặc bất bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai, giữa nam và nữ trong một trường hợp cụ thể, liên quan đến các điều kiện, sự tiếp cận và thụ hưởng nguồn lực.
- Khoảng cách giới do chính con người và xã hội tạo gia. Và khoảng cách giới có thể thay đổi.
Bình đẳng giới và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
* Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3 - Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
* Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
(Điều 6 - Luật Bình đẳng giới).
Phân biệt đối xử về giới: Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Khoản 5 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
Và trách nhiệm của mỗi chúng ta cũng như của toàn xã hội là phải tìm mọi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, nhằm bảo đảm bình đẳng giới một cách hiệu quả, thực chất...
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm:
+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan Nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:
- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình...
Tác giả: Hoài Phương (Tổng hợp)
- Lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão (11.10.2023)
- Hội nghị phổ biến, quán triệt các luật, dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo (10.10.2023)
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính tại Trường Đại học CSND (09.10.2023)
- Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ (08.10.2023)
- Chính sách mới liên quan công tác Công an có hiệu lực trong tháng 10/2023 (03.10.2023)
- Tìm hiểu về luật Phòng thủ dân sự năm 2023 (01.10.2023)
- Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới (25.09.2023)
- Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng (22.09.2023)
- Các trường hợp Cảnh sát đường thủy được dừng phương tiện để kiểm soát (20.09.2023)