Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở.
Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở; trách nhiệm quản lý Nhà nước về thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
Thông tin cơ sở là gì?
Điều 3 Nghị định nêu rõ, Thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua các loại hình thông tin: đài truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở; cổng hoặc trang thông tin điện tử; mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; tin nhắn viễn thông.
Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân thông qua các loại hình thông tin quy định nêu trên.
Về nguyên tắc Hoạt động thông tin cơ sở (Điều 4 Nghị định):
- Thông tin kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Các thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở, gồm: (Điều 5)
- Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sự kiện quan trọng liên quan đến người dân ở địa phương.
- Những thông tin liên quan đến người dân ở địa phương:
+ Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương;
+ Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
+ Thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự ở địa phương;
+ Thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; hỏa hoạn; cấp cứu, dịch bệnh; thảm họa xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;
+ Thông tin về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực;
+ Thông tin các biện pháp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
+ Thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương.
- Những thông tin khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Các loại hình hoạt động thông tin cơ sở
Nghị định quy định cụ thể về 8 loại hình hoạt động thông tin cơ sở, gồm:
- Đài truyền thanh cấp xã;
- Bảng tin công cộng;
- Bản tin thông tin cơ sở;
- Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở;
- Tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở;
- Tuyên truyền trên cổng hoặc trang thông tin điện tử;
- Tuyên truyền qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên Internet;
- Tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông.
Nghị định cũng nêu rõ, Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin cơ sở cho người tham gia.
Nghị định 49/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo đó, Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Văn Long (Tồng hợp)
- Kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển - Giá trị lịch sử và hiện thực (25.10.2021)
- Quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (23.10.2021)
- Đường Hồ Chí Minh trên biển - bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (22.10.2021)
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2021: Lợi ích của bảo vệ môi trường (22.10.2021)
- Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 (21.10.2021)
- Quyết tử cùng những con tàu (21.10.2021)
- Đường Hồ Chí Minh trên biển – Bản hùng ca bất diệt (21.10.2021)
- Kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (18.10.2021)
- Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP (14.10.2021)