Từ ngày 1/9/2022, chính thức triển khai thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam theo Nghị quyết số 54/2022/QH15 trong thời gian 5 năm.
Theo Nghị quyết này, việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an, trong đó trại giam được áp dụng thí điểm hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm không quá một phần ba tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Danh sách trại giam được áp dụng thí điểm do Bộ Công an quyết định căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí do Chính phủ quy định.
Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ ngày 1/9/2022 và được thực hiện trong 5 năm (Nguồn: //xaydungchinhsach.chinhphu.vn/)
Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự; thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết 54/2022/QH15 cũng quy định rõ, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. UBND cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với trại giam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Nghị quyết được ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện để phạm nhân được lao động, hướng nghiệp, học nghề phù hợp, giúp cho các phạm nhân tăng khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ tái phạm tội; tạo cơ chế thu hút, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác thi hành án hình sự theo định hướng cải cách tư pháp...
Phùng Văn Bách (tổng hợp)
- Hoạt động giảng dạy các môn pháp luật gắn liền với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (19.09.2023)
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (14.09.2023)
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm rửa tiền (12.09.2023)
- 75 năm Ngày Truyền thống Ngành Kiểm tra của Đảng (16/10/1948 – 16/10/2023) (11.09.2023)
- Tìm hiểu về những điểm mới của luật Giao dịch điện tử năm 2023 (08.09.2023)
- Việt Nam khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (01.09.2023)
- Tuyên ngôn Độc lập – Bản anh hùng ca bất hủ trong trái tim những người con đất Việt (28.08.2023)
- Công tác xây dựng mô hình tự quản đảm bảo ANTT trong cộng đồng người Raglai, tỉnh Ninh Thuận (27.08.2023)
- Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen” (25.08.2023)