Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, công tác cải cách TTHC đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm chi phí cho xã hội.
Tuy nhiên, qua kết quả thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương và phản ánh, kiến nghị của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách TTHC như Một số quy định, TTHC tại một số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn chồng chéo, mâu thuẫn; Quy định về thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết một số TTHC còn qua nhiều tầng nấc, khâu trung gian; TTHC nội bộ trong từng bộ, cơ quan, địa phương và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau còn phức tạp; Việc cắt giảm, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế… Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
1). Về Cải cách, cắt giảm TTHC:
- Thực hiện nghiêm việc cải cách, cắt giảm TTHC ngay trong quá trình xây dựng VBQPPL, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tác động chính sách cụ thể đối với quy định TTHC, thực hiện tốt việc tham vấn (tăng cường tham vấn trên môi trường điện tử), thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL, bảo đảm các TTHC được quy định đúng thẩm quyền, cần thiết, hợp lý, khả thi, thực hiện trên môi trường điện tử và chi phí tuân thủ thấp nhất. Đồng thời, chấn chỉnh, rà soát và đề xuất sửa đổi các quy định để tránh gây bất cập, mâu thuẫn trong việc giao địa phương ban hành văn bản quy định bộ phận tạo thành của TTHC theo đúng quy định của Luật ban hành VBQPPL.
- Tập trung xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; phân cấp trong giải quyết TTHC; các nhóm TTHC nội bộ trọng tâm ưu tiên; TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng một Nghị định sửa nhiều Nghị định, một Quyết định sửa nhiều Quyết định, một Thông tư sửa nhiều Thông tư và ưu tiên thực hiện trình tự thủ tục rút gọn theo quy định.
- Khẩn trương rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản: Khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực được giao, nhất là TTHC trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản… Đồng thời, khẩn trương công bố đầy đủ TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các bộ, cơ quan với các Cục, Vụ và tương đương; xác định đúng phạm vi, thẩm quyền ban hành TTHC nội bộ để rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập trung triển khai cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp theo Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện TTHC, bảo đảm tiến độ, thực chất, hiệu quả.
- Khẩn trương công bố đầy đủ TTHC nội bộ giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; xác định đúng phạm vi, thẩm quyền ban hành TTHC nội bộ để rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét báo cáo Quốc hội sửa đổi các quy định của Luật ban hành VBQPPL về quy định TTHC trong dự thảo VBQPPL, kiên quyết cắt giảm các TTHC không cần thiết, đặc biệt là các TTHC để thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: baochinhphu.vn)
2). Về cải cách việc thực hiện TTHC:
- Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, trong đó tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, gắn việc số hóa với thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các bộ, ngành, địa phương thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu; nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT đồng bộ từ trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành và giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.
- Tập trung triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2024 theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
- VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC: Tập trung triển khai thành công Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ để xử lý dứt điểm các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu, nguồn nhân lực, kinh phí.
Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ.
- Tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính: Về triển khai thí điểm Mô hình mẫu Bộ phận Một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp Bộ phận Một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 trước khi tổng kết, nhân rộng vào năm 2025 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại 01 địa điểm trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của bộ phận một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC tại các bộ, ngành, địa phương.
Tác giả: Kim Hoa (Tổng hợp)
- Hiệu quả từ thực hiện chủ trương của Bộ Công an về việc bố trí Công an chính quy công tác tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (09.12.2023)
- 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong Tố tụng, THA (07.12.2023)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới (06.12.2023)
- “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt đại dịch bệnh AIDS vào năm 2030” (06.12.2023)
- Nâng cao mối quan hệ phối hợp trong đảm bảo ANTT giữa Trường Đại học CSND với Công an, chính quyền địa phương nơi trường đóng quân (29.11.2023)
- Trưởng phòng nghiệp vụ của CAND được xử phạt vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2024 (29.11.2023)
- Thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), bổ sung hạ sĩ quan lực lượng vũ trang được thuê nhà ở công vụ (28.11.2023)
- Phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với ND (22.11.2023)
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ AN,TT ở cơ sở củng cố sức mạnh, bảo vệ vững chắc AN,TT ở cơ sở (22.11.2023)