Bài viết chia sẻ một số thuận lợi, khó khăn cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động giảng dạy trực tuyến môn tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu “bình thường mới” của Nhà trường trong công tác giáo dục – đào tạo....
Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, khiến cho các hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Trong đó hầu hết cơ sở giáo dục, ở các bậc học đều điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Trường Đại học CSND cũng không ngoại lệ, Nhà trường đã tích cực, chủ động, linh hoạt ứng dụng các phần mềm giảng dạy trực tuyến, duy trì hiệu quả hoạt động giáo dục – đào tạo thời gian qua.
Đối với các môn đại cương nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, việc tổ chức lớp học trực tuyến được thực hiện như đối với lớp học truyền thống bằng phần mềm ứng dụng Microsoft Team trên máy tính và các thiết bị có kết nối mạng. Đối với các môn học liên quan đến nghiệp vụ Công an nhân dân được tổ chức thông qua phần mềm ứng dụng Netmeeting chạy trên nền mạng nội bộ của nhà trường. Mỗi giảng viên , cán bộ quản lý giáo dục, chủ nhiệm, học viên lớp học được cung cấp 1 tài khoản của phần mềm dạy học trực tuyến phục vụ việc giảng dạy, học tập và quản lý.
Qua thực tiễn triển khai và trực tiếp giảng dạy trực tuyến môn tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Tin học, chúng tôi xin chia sẻ một số thuận lợi, khó khăn cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động này thời gian tới, đáp ứng yêu cầu “bình thường mới” của Nhà trường trong công tác giáo dục – đào tạo.
Những yếu tố tác động đến hiệu quả giảng dạy và học tập trực tuyến
Yếu tố nhận thức về vai trò, vị trí của học tập trực tuyến trong hoạt động dạy học; có nhận thức đúng mới có quyết tâm cao, hành động đúng.
Chính sách quản lý, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động dạy học trên môi trường mạng, đảm bảo yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước; được pháp luật thừa nhận, có sự đồng bộ chung giữa nhà trường và công an địa phương.
Yếu tố sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền, trang thiết bị đầu cuối, môi trường học tập đảm bảo về ánh sáng, tiếng ồn từ cả phía giảng viên và sinh viên, cũng như bản thân giải pháp phần mềm rõ ràng là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến việc học qua mạng.
Kiến thức, kỹ năng, sử dụng trang thiết bị CNTT, sử dụng phần mềm dạy học, cũng như kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng cơ bản của cả giảng viên và sinh viên cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sự liên tục của bài học.
Học liệu số, phù hợp và kỹ năng sư phạm của giảng viên như soạn bài giảng, giảng bài trong điều kiện học từ xa, đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.
Văn hóa, quy chế, nội quy lớp học trực tuyến, yếu tố này không giống như đối với các lớp học truyền thống trực tiếp trên lớp hiện nay; những quy tắc ứng xử trên mạng như giữ gìn trật tự lớp học, xin phép ra vào lớp, phát biểu ý kiến, kiến nghị đề xuất, ngôn ngữ giao tiếp mạng, hình thức thưởng phạt có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập.
Những thuận lợi trong quá trình giảng dạy và học tập trực tuyến môn tiếng Anh tại Trường Đại học CSND.
Giảng dạy qua phần mềm trực tuyến Microsoft Team và NetMeeting không khó với giảng viên trẻ, năng động đặc biệt với đơn vị chuyên môn về Công nghệ thông tin như Khoa Ngoại ngữ - Tin học. Giảng viên có máy tính và mạng internet tốt, thiết kế bài giảng điện tử và học viên chăm chỉ, tích cực, chủ động học tập, đây là những yếu tố quan trọng giúp quá trình lĩnh hội tri thức thông qua học trực tuyến được đảm bảo. Ngoài đáp ứng yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh Covid 19; sau đây là một số điểm thuận lợi nổi bật khi giảng dạy trực tuyến với môn tiếng Anh:
* Đối với giảng viên:
Giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh sử dụng video giảng dạy hiệu quả, không cần phải sử dụng thêm loa phát bên ngoài. Sử dụng bài giảng điện tử, giáo trình và tài liệu trình chiếu cho sinh viên một cách thuận tiện và hiệu quả.
Giảng viên dễ dàng đưa bài giảng điện tử, giáo trình cho sinh viên xem nội dung và chủ động học tập trước qua phần mềm miễn phí.
Thường xuyên ra bài tập sau buổi học để sinh viên, giảng viên xem được bài làm và đánh giá kết quả bài tập. Sinh viên cũng biết được kết quả bài tập hoặc bài kiểm tra.
Giảng viên ứng dụng được công nghệ, áp dụng kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trực tuyến cho sinh viên. Cả sinh viên và giảng viên đều xem được kết quả bài kiểm tra dễ dàng thông qua trích xuất báo cáo điểm bằng bảng Excel.
Áp dụng thảo luận nhóm trên phần mềm Microsoft Team cho sinh viên thảo luận như một phòng học trực tuyến riêng biệt, giảng viên vào từng phòng thảo luận quan sát và góp ý cho từng nhóm. Đa số nhóm lớp đều rất hồ hởi được thảo luận trực tuyến bởi sinh viên được nhìn thấy nhau, dễ dàng nhìn thấy cảm xúc hào hứng khi trao đổi, chia sẻ, từ đó không khí buổi học trực tuyến cũng sôi nổi, hiệu quả hơn.
*Đối với sinh viên:
Sinh viên có thể chia sẻ các kết quả bài tập, kết quả thảo luận nhóm cho giảng viên và các sinh viên khác xem.
Với việc học trực tuyến qua các thiết bị di động, sinh viên hệ vừa làm vừa học có thể thực hiện công tác tại đơn vị, vừa tranh thủ được thời gian học trực tuyến.
Theo dõi điểm danh học viên thuận lợi.
Sinh viên các tỉnh không phải đi học tập trung nên giảm chi phí đi lại, ăn ở.
Những khó khăn trong quá trình giảng dạy và học tập trực tuyến môn tiếng Anh tại Trường Đại học CSND
* Khi sử dụng phần mềm NetMeeting trên nền mạng nội bộ:
Băng tần thấp không đủ chất lượng mạng để tương tác tốt giữa giảng viên và sinh viên.
Giảng viên giảng dạy tại phòng làm việc trong khi không đủ không gian làm việc, cổng kết nối mạng dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy.
Sinh viên không có đủ không gian học tập khi không đủ cổng kết nối LAN.
Phần mềm NetMeeting chưa đảm bảo đủ được tất cả các chức năng để đảm bảo tốt sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
Khi sử dụng phần mềm Microsoft Team trên nền mạng Internet:
Sinh viên cần phải biết sử dụng máy tính, thiết bị điện tử, và phần mềm thành thạo mới thực hiện giảng được.
Sinh viên thường sử dụng điện thoại để học trực tuyến nên khó thao tác và hại sức khỏe về mắt, nhất là đối với sinh viên lớn tuổi, việc sử dụng phần mềm học trực tuyến chậm hơn các học viên trẻ tuổi.
Một số sinh viên tập trung lâu vào màn hình trong thời gian dài, gây căng thẳng, đau đầu, buồn ngủ.
Trường hợp mất điện, mạng yếu cũng làm hạn chế việc tham gia học tập.
Trường hợp mạng internet yếu hoặc sinh viên vừa học, vừa làm việc tại cơ quan nên xin phép không bật camera đôi khi cũng làm giảm hứng thú giảng dạy của giảng viên.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy dạy học trực tuyến hiệu quả
Từ các phân tích ở trên về yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân khi triển khai dạy học trực tuyến, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Cần xem học tập trực tuyến là một phần chính thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học; kết hợp học trực tuyến với trực tiếp để phát huy lợi thế của học trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, rút gọn về không gian khoảng cách, tiết kiệm thời gian học tập. Đặc biệt phát huy lợi thế đối với học viên có tự giác và kỷ luật cao, khao khát tích lũy kiến thức.
- Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành, đồng bộ quy định về điều kiện tổ chức, chương trình học trực tuyến, học liệu số, phương pháp, thời lượng mỗi tiết học trực tuyến (phù hợp lứa tuổi, giữ được sự tập trung, bảo vệ thị lực của giảng viên, học viên), kiểm tra đánh giá, công nhận kết quả học trực tuyến đảm bảo thống nhất, công bằng, hiệu quả và an toàn mạng; hướng dẫn mô hình dạy học trực tuyến và quy tắc ứng xử, nội quy lớp học trực tuyến.
- Thứ ba, Xây dựng đồng bộ hệ thống học liệu, bài giảng.
- Thứ tư, Duy trì và mở rộng hệ thống mạng, tăng băng thông đường truyền đáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến; khuyến cáo các giải pháp học trực tuyến về chức năng và an toàn thông tin mạng để lựa chọn sử dụng phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
- Thứ năm, Tăng cường trang bị kiến thức kỹ năng dạy học trực tuyến. Nhà trường hướng dẫn, phân trách nhiệm cho các cấp đơn vị xây dựng tài liệu, tổ chức bồi dưỡng kiến thức kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, soạn bài giảng trực tuyến, đánh giá kết quả, quản lý lớp học trực tuyến; kỹ năng sử dụng phần cứng, phần mềm cũng như an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến cho giảng viên và sinh viên./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kế hoạch số 2923/KH-T05, ngày 19/11/2021 về việc tổ chức giảng dạy, học tập tập giảng dạy và học tập trực tuyến tại Trường Đại học CSND;
[2] Quy chế giảng dạy và học tập trực tuyến tại Trường Đại học CSND ban hành theo Quyết định số 22/QĐ-T05 ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học CSND.
[3] Báo cáo sơ kết công tác tổ chức giảng dạy, học tập trực tuyến năm 2021 của Khoa NN-TH, Trường Đại học CSND.
Tác giả: Đào Lê Mai - Lương Duy Thanh
- Lỗ hổng nghiêm trọng trong tiện ích kiểm tra ngữ pháp cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu (08.03.2019)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2018 (07.03.2019)
- Nguy cơ đe dọa và thủ đoạn xâm phạm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng (05.03.2019)
- Nhận thức về phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ trong thực ti (01.03.2019)
- Hãy luôn là những thầy, cô điển hình về tấm gương đạo đức tốt trong đào tạo sĩ quan Cảnh sát tại Trư (26.02.2019)
- Những quan điểm cực đoan về đối tác, đối tượng của Việt Nam hiện nay (26.02.2019)
- Giải pháp làm giảm tai nạn giao thông đường bộ ở địa bàn nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông (24.01.2019)
- Thân thương tấm áo blouse (05.12.2018)
- Bác Hồ với mùa Xuân của Đảng, của đất nước và dân tộc (18.07.2018)