Những thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước trong năm 2018 và hiệu quả dòng kiều hối ngày càng tăng khiến những phần tử cơ hội, cực đoan trong nước và các thành phần chống đối Đảng, Nhà nước ở hải ngoại bày tỏ thái độ cay cú, thực hiện ý đồ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
Những con sâu trong vườn hoa Xuân
Năm nào cũng vậy, khi kiều bào khắp nơi trên thế giới như những cánh chim phương xa bay về tổ ấm vui xuân đoàn viên, những thành phần bất mãn, chống đối chế độ lại thực hiện các hoạt động tuyên truyền, kích động, chống phá. Thời điểm cận Tết Kỷ Hợi 2019, các hoạt động này lại rộ lên. Thông qua internet, họ tung lên một số kênh truyền thông ở hải ngoại, Youtube và mạng xã hội các video clip, bài viết tuyên truyền, kích động, bôi xấu chế độ, phản ánh sai lệch những thông tin trong nước nhằm gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng NVNƠNN. Đa phần những thông tin ấy đều được ngụy tạo, cắt ghép từ những vụ việc tiêu cực, những sự cố về môi trường, những vụ án tham nhũng… mà chúng ta đã và đang xử lý hiệu quả, được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số phần tử chống đối đã nhân cơ hội này xuyên tạc sự thật về nền kinh tế trong nước, lấy những vấp váp, khó khăn, thậm chí thua lỗ của một số ít kiều bào trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam để thực hiện ý đồ. Họ cho đây là những “cú sốc” khi về nước đầu tư, từ đó “cảnh báo” cộng động doanh nhân NVNƠNN, nhất là những doanh nhân, trí thức trẻ ngừng các hoạt động về nước đầu tư. Họ xuyên tạc rằng, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang “suy thoái” và đầy rẫy rủi ro. Thậm chí, trước xu hướng Việt kiều trở về nước đầu tư ngày càng nhiều, hiệu quả đầu tư ngày càng cao, các phần tử phản động lại lập tức rêu rao, đây là dấu hiệu “bất thường”? Từ những cái được gọi là dẫn chứng trong làm ăn kinh tế, họ quy chụp về quan điểm chính trị, kêu gọi NVNƠNN quay lưng với Đảng, Nhà nước, thực hiện các hoạt động chống đối chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ cộng đồng NVNƠNN với đất nước và chia rẽ sự gắn kết trong cộng đồng NVNƠNN với nhau.Ư
Với thái độ tỉnh táo, ai cũng có thể thấy, kiểu tuyên truyền kích động, xuyên tạc này thực chất chỉ là “bổn cũ soạn lại”, là kiểu phá hoại của những con sâu trong vườn hoa xuân. Người ta lấy những hiện tượng cá biệt thổi phồng lên để áp đặt, quy chụp bản chất.
Những con sâu trong vườn hoa Xuân
Năm nào cũng vậy, khi kiều bào khắp nơi trên thế giới như những cánh chim phương xa bay về tổ ấm vui xuân đoàn viên, những thành phần bất mãn, chống đối chế độ lại thực hiện các hoạt động tuyên truyền, kích động, chống phá. Thời điểm cận Tết Kỷ Hợi 2019, các hoạt động này lại rộ lên. Thông qua internet, họ tung lên một số kênh truyền thông ở hải ngoại, Youtube và mạng xã hội các video clip, bài viết tuyên truyền, kích động, bôi xấu chế độ, phản ánh sai lệch những thông tin trong nước nhằm gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng NVNƠNN. Đa phần những thông tin ấy đều được ngụy tạo, cắt ghép từ những vụ việc tiêu cực, những sự cố về môi trường, những vụ án tham nhũng… mà chúng ta đã và đang xử lý hiệu quả, được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số phần tử chống đối đã nhân cơ hội này xuyên tạc sự thật về nền kinh tế trong nước, lấy những vấp váp, khó khăn, thậm chí thua lỗ của một số ít kiều bào trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam để thực hiện ý đồ. Họ cho đây là những “cú sốc” khi về nước đầu tư, từ đó “cảnh báo” cộng động doanh nhân NVNƠNN, nhất là những doanh nhân, trí thức trẻ ngừng các hoạt động về nước đầu tư. Họ xuyên tạc rằng, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang “suy thoái” và đầy rẫy rủi ro. Thậm chí, trước xu hướng Việt kiều trở về nước đầu tư ngày càng nhiều, hiệu quả đầu tư ngày càng cao, các phần tử phản động lại lập tức rêu rao, đây là dấu hiệu “bất thường”? Từ những cái được gọi là dẫn chứng trong làm ăn kinh tế, họ quy chụp về quan điểm chính trị, kêu gọi NVNƠNN quay lưng với Đảng, Nhà nước, thực hiện các hoạt động chống đối chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ cộng đồng NVNƠNN với đất nước và chia rẽ sự gắn kết trong cộng đồng NVNƠNN với nhau.Ư
Với thái độ tỉnh táo, ai cũng có thể thấy, kiểu tuyên truyền kích động, xuyên tạc này thực chất chỉ là “bổn cũ soạn lại”, là kiểu phá hoại của những con sâu trong vườn hoa xuân. Người ta lấy những hiện tượng cá biệt thổi phồng lên để áp đặt, quy chụp bản chất.
Ảnh minh họa: VOV
Chủ trương nhất quán, hiện thực sống động
Cần nhắc lại để thấy, chính sách về NVNƠNN của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán về bản chất. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn và mãi mãi coi kiều bào là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội đều nhất quán quan điểm xuyên suốt này. Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực sáng tạo của nhân dân, trong đó có thu hút, phát huy nguồn lực đầu tư, thương mại, chất xám, đặc biệt là từ trí thức, doanh nhân kiều bào phục vụ mục tiêu phát triển đất nước…
Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ NVNƠNN về sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh trong nước và thu hút, trọng dụng nguồn lực của kiều bào.
Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNƠNN, những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với kiều bào phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở từng giai đoạn. Chỉ thị số 45/CT-TW ngày 19-5-2015 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 5-4-2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNƠNN trong tình hình mới, giai đoạn 2016-2020, tiếp tục khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”
Theo Bộ Ngoại giao, hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế hệ thứ 2, thứ 3 trong cộng đồng NVNƠNN ngày càng tăng. Đây thực sự là nguồn lực quý báu của đất nước. Với chủ trương nhất quán và sự bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với NVNƠNN của Đảng, Nhà nước Việt Nam những năm qua, đã tạo đường băng thuận lợi để kiều bào về nước đầu tư, làm ăn, sinh sống. Trong năm 2018 có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 20-12, tổng kết công tác về NVNƠNN năm 2018, ông Lương Thanh Nghị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNƠNN (Bộ Ngoại giao) dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, cho biết: Mức tăng trưởng kiều hối của Việt Nam đạt 10% mỗi năm. Lượng kiều hối năm 2016 là 11,88 tỷ USD; năm 2017 là 13,8 tỷ USD. Năm 2018 ước đạt 15,9 tỷ USD. Việt Nam nằm trong tốp những nước có lượng kiều hối cao nhất thế giới. Số liệu tổng kết của UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, năm 2018, lượng kiều hối đổ về TP Hồ Chí Minh khoảng 5 tỷ USD. Hiện có gần 3.000 doanh nghiệp NVNƠNN đang hoạt động đầu tư trên cả nước với tổng số vốn khoảng 4 tỷ USD.
Hào khí non sông và thông điệp mùa Xuân
Hiện thực sống động ấy chứng minh tính đúng đắn trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NVNƠNN và hiệu quả phát huy nguồn lực NVNƠNN trên thực tế. Càng ngày, số lượng chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ kiều bào tham gia các hoạt động khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật trong nước càng tăng, trong đó có một số chuyên gia đã tham gia vào hoạt động nghiên cứu, tư vấn kinh tế cho Chính phủ. Điều này thể hiện, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong cộng đồng kiều bào của Việt Nam ngày càng phát huy hiệu quả.
Năm 2018 cũng là năm lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta có nhiều chuyến thăm, quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở bất cứ đâu, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của kiều bào. Trong chuyến thăm Nga và Hungary tháng 9-2018 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã dành thời gian gặp gỡ bà con Việt kiều. Tổng Bí thư khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi bà con sinh sống ở nước ngoài là bộ phận máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam; luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân và công tác cộng đồng. Đảng, Nhà nước mong muốn bà con luôn tự hào về quê hương đất nước, tự hào là con cháu Bác Hồ, con Lạc, cháu Hồng, làm gì cũng nghĩ về quê hương; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
Những ngày này, không khí đón kiều bào về quê ăn Tết Kỷ Hợi 2019 tại các vùng quê trên cả nước, nhất là ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất đang diễn ra nhộn nhịp, ấm áp tình thân. Hàng ngàn video clip và những bài viết, dòng trạng thái chia sẻ trên cộng đồng mạng của kiều bào đã cho thấy bầu không khí vui mừng, phấn khởi, hạnh phúc, cảm động của bà con kiều bào trước sự phát triển của đất nước và tình cảm với người thân quê hương. Đến nay, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cũng đã chuẩn bị đầy đủ chương trình đón kiều bào về quê ăn Tết. Chương trình “Xuân quê hương” dành cho kiều bào sẽ được tổ chức trang trọng, ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc tại Thủ đô Hà Nội dự kiến vào ngày 26-1 (21 tháng Chạp), với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đông đảo đại biểu kiều bào. Tại TP Hồ Chí Minh, chương trình họp mặt kiều bào mừng Xuân được tổ chức vào ngày 24-1 (19 tháng Chạp) với sự tham gia của hơn 800 đại biểu kiều bào. Chuỗi hoạt động vui Tết, đón Xuân dành cho kiều bào trên khắp cả nước là những sắc màu nổi bật của ngày hội non sông mừng Xuân Kỷ Hợi, mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới, hội nhập. Hiện thực ấy, sức sống ấy chính là nguồn lực mạnh mẽ, sống động để vườn hoa xuân đất nước vươn cành, bung nụ, đơm bông, khẳng định chân lý: Máu thịt của dân tộc là không thể chia tách.
Xin trích lời phát biểu của một trí thức Việt kiều tại Nam Caly (Mỹ) trong một video clip được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng, với số người xem lên đến hàng chục nghìn lượt, để kết bài viết này: “Quý vị có chính kiến gì, đó là quyền của quý vị. Nhưng nếu quý vị không vui mừng, không thích thú, không cực kỳ sung sướng khi đất nước của chúng ta không còn chiến tranh, khi đất nước của chúng ta độc lập và thanh bình, tự chủ, thì quý vị không phải là người Việt Nam”...
Cần nhắc lại để thấy, chính sách về NVNƠNN của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán về bản chất. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn và mãi mãi coi kiều bào là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội đều nhất quán quan điểm xuyên suốt này. Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực sáng tạo của nhân dân, trong đó có thu hút, phát huy nguồn lực đầu tư, thương mại, chất xám, đặc biệt là từ trí thức, doanh nhân kiều bào phục vụ mục tiêu phát triển đất nước…
Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ NVNƠNN về sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh trong nước và thu hút, trọng dụng nguồn lực của kiều bào.
Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNƠNN, những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với kiều bào phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở từng giai đoạn. Chỉ thị số 45/CT-TW ngày 19-5-2015 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 5-4-2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNƠNN trong tình hình mới, giai đoạn 2016-2020, tiếp tục khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”
Theo Bộ Ngoại giao, hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế hệ thứ 2, thứ 3 trong cộng đồng NVNƠNN ngày càng tăng. Đây thực sự là nguồn lực quý báu của đất nước. Với chủ trương nhất quán và sự bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với NVNƠNN của Đảng, Nhà nước Việt Nam những năm qua, đã tạo đường băng thuận lợi để kiều bào về nước đầu tư, làm ăn, sinh sống. Trong năm 2018 có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 20-12, tổng kết công tác về NVNƠNN năm 2018, ông Lương Thanh Nghị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNƠNN (Bộ Ngoại giao) dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, cho biết: Mức tăng trưởng kiều hối của Việt Nam đạt 10% mỗi năm. Lượng kiều hối năm 2016 là 11,88 tỷ USD; năm 2017 là 13,8 tỷ USD. Năm 2018 ước đạt 15,9 tỷ USD. Việt Nam nằm trong tốp những nước có lượng kiều hối cao nhất thế giới. Số liệu tổng kết của UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, năm 2018, lượng kiều hối đổ về TP Hồ Chí Minh khoảng 5 tỷ USD. Hiện có gần 3.000 doanh nghiệp NVNƠNN đang hoạt động đầu tư trên cả nước với tổng số vốn khoảng 4 tỷ USD.
Hào khí non sông và thông điệp mùa Xuân
Hiện thực sống động ấy chứng minh tính đúng đắn trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NVNƠNN và hiệu quả phát huy nguồn lực NVNƠNN trên thực tế. Càng ngày, số lượng chuyên gia, trí thức, văn nghệ sĩ kiều bào tham gia các hoạt động khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật trong nước càng tăng, trong đó có một số chuyên gia đã tham gia vào hoạt động nghiên cứu, tư vấn kinh tế cho Chính phủ. Điều này thể hiện, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong cộng đồng kiều bào của Việt Nam ngày càng phát huy hiệu quả.
Năm 2018 cũng là năm lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta có nhiều chuyến thăm, quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở bất cứ đâu, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của kiều bào. Trong chuyến thăm Nga và Hungary tháng 9-2018 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã dành thời gian gặp gỡ bà con Việt kiều. Tổng Bí thư khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi bà con sinh sống ở nước ngoài là bộ phận máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam; luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân và công tác cộng đồng. Đảng, Nhà nước mong muốn bà con luôn tự hào về quê hương đất nước, tự hào là con cháu Bác Hồ, con Lạc, cháu Hồng, làm gì cũng nghĩ về quê hương; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
Những ngày này, không khí đón kiều bào về quê ăn Tết Kỷ Hợi 2019 tại các vùng quê trên cả nước, nhất là ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất đang diễn ra nhộn nhịp, ấm áp tình thân. Hàng ngàn video clip và những bài viết, dòng trạng thái chia sẻ trên cộng đồng mạng của kiều bào đã cho thấy bầu không khí vui mừng, phấn khởi, hạnh phúc, cảm động của bà con kiều bào trước sự phát triển của đất nước và tình cảm với người thân quê hương. Đến nay, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cũng đã chuẩn bị đầy đủ chương trình đón kiều bào về quê ăn Tết. Chương trình “Xuân quê hương” dành cho kiều bào sẽ được tổ chức trang trọng, ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc tại Thủ đô Hà Nội dự kiến vào ngày 26-1 (21 tháng Chạp), với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đông đảo đại biểu kiều bào. Tại TP Hồ Chí Minh, chương trình họp mặt kiều bào mừng Xuân được tổ chức vào ngày 24-1 (19 tháng Chạp) với sự tham gia của hơn 800 đại biểu kiều bào. Chuỗi hoạt động vui Tết, đón Xuân dành cho kiều bào trên khắp cả nước là những sắc màu nổi bật của ngày hội non sông mừng Xuân Kỷ Hợi, mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới, hội nhập. Hiện thực ấy, sức sống ấy chính là nguồn lực mạnh mẽ, sống động để vườn hoa xuân đất nước vươn cành, bung nụ, đơm bông, khẳng định chân lý: Máu thịt của dân tộc là không thể chia tách.
Xin trích lời phát biểu của một trí thức Việt kiều tại Nam Caly (Mỹ) trong một video clip được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng, với số người xem lên đến hàng chục nghìn lượt, để kết bài viết này: “Quý vị có chính kiến gì, đó là quyền của quý vị. Nhưng nếu quý vị không vui mừng, không thích thú, không cực kỳ sung sướng khi đất nước của chúng ta không còn chiến tranh, khi đất nước của chúng ta độc lập và thanh bình, tự chủ, thì quý vị không phải là người Việt Nam”...
Tác giả: Bùi Thanh Trung – Trường Đại học CSND