Thực tiễn những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, toàn diện, điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, liên quan đến vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quyền của người thi hành công vụ trước nguy cơ chống đối của các phần tử, đối tượng phạm pháp, pháp luật đã quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ cơ sở pháp lý, nguyên tắc, nội dung, chủ thể, hậu quả pháp lý của việc nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, cụ thể:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý
Ngày 20/6/2017 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Cảnh vệ năm 2017, 02 luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Theo đó, quy định về nổ súng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được đề cập tại Điều 23 Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và Điều 21 Luật Cảnh vệ năm 2017. Để hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Cảnh vệ năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 71/2018/ NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Nghị định số 90/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2017. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 16/2018/Tt-BCA ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư số 17/2018/TT - BCA ngày 15/5/2018 quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên tạo nền tảng pháp lý cho việc nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự của chủ thể có thẩm quyền thi hành công vụ.
Thứ hai, về các nguyên tắc nổ súng.
Trong quá trình thi hành công vụ, người thi hành công vụ được trang bị vũ khí quân dụng trong đó có các loại súng như: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không... Khi cần thiết có thể sử dụng, phát huy vai trò, tính năng, công dụng của các loại súng. Đồng thời, việc nổ súng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng súng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng[1].
Hai là, khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng súng cần tuân theo các nguyên tắc gồm:
+ Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc nổ súng;
+ Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;
+ Không nổ súng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Trong mọi trường hợp, người nổ súng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng súng gây ra.
Ba là, khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan. Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc nổ súng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan, đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bốn là, người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng súng đã tuân thủ quy 3định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp sử dụng súng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng súng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về chủ thể được phép nổ súng.
Chủ thể có quyền sử dụng vũ khí quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và trong trường hợp tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nêu trên được phép nổ súng bao gồm:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý
Ngày 20/6/2017 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Cảnh vệ năm 2017, 02 luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Theo đó, quy định về nổ súng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được đề cập tại Điều 23 Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và Điều 21 Luật Cảnh vệ năm 2017. Để hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Cảnh vệ năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 71/2018/ NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Nghị định số 90/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2017. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 16/2018/Tt-BCA ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư số 17/2018/TT - BCA ngày 15/5/2018 quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên tạo nền tảng pháp lý cho việc nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự của chủ thể có thẩm quyền thi hành công vụ.
Thứ hai, về các nguyên tắc nổ súng.
Trong quá trình thi hành công vụ, người thi hành công vụ được trang bị vũ khí quân dụng trong đó có các loại súng như: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không... Khi cần thiết có thể sử dụng, phát huy vai trò, tính năng, công dụng của các loại súng. Đồng thời, việc nổ súng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng súng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng[1].
Hai là, khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng súng cần tuân theo các nguyên tắc gồm:
+ Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc nổ súng;
+ Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;
+ Không nổ súng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Trong mọi trường hợp, người nổ súng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng súng gây ra.
Ba là, khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan. Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc nổ súng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan, đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bốn là, người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng súng đã tuân thủ quy 3định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp sử dụng súng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng súng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về chủ thể được phép nổ súng.
Chủ thể có quyền sử dụng vũ khí quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và trong trường hợp tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nêu trên được phép nổ súng bao gồm:
- Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ yếu; Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không; Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ bao gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.
Thứ tư, các trường hợp được phép nổ súng.
Một là, người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
+ Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
+ Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
+ Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
Hai là, người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
+ Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
+ Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Ba là, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả; Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ; Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thứ năm, hậu quả pháp lý của việc nổ súng.
Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật; trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thiết nghĩ thời gian tới, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng có hiệu quả các quy định này vào thực tiễn đời sống pháp lý, nhằm đảm bảo quyền của người thi hành công vụ được thực thi trên thực tế trong tương quan với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác trong xã hội. Với nhận thức đó, quy định về nổ súng thực sự là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị pháp lý sâu sắc.
-------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia.
2. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc hội (2017 ), Luật Quản lý vũ khí, vật liêu nổ và công cụ hỗ trợ.
4. Quốc hội (2017), Luật Cảnh vệ.
5. Chính phủ (2018), Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Một là, người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
+ Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
+ Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
+ Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
Hai là, người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
+ Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
+ Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Ba là, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả; Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ; Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thứ năm, hậu quả pháp lý của việc nổ súng.
Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật; trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thiết nghĩ thời gian tới, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng có hiệu quả các quy định này vào thực tiễn đời sống pháp lý, nhằm đảm bảo quyền của người thi hành công vụ được thực thi trên thực tế trong tương quan với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác trong xã hội. Với nhận thức đó, quy định về nổ súng thực sự là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị pháp lý sâu sắc.
-------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia.
2. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc hội (2017 ), Luật Quản lý vũ khí, vật liêu nổ và công cụ hỗ trợ.
4. Quốc hội (2017), Luật Cảnh vệ.
5. Chính phủ (2018), Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
[1] Xem Điều 3, 4, 5, 6, 24 Luật Quốc phòng năm 2018.
Tin liên quan
- Thông báo thời gian tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật của nghiên cứu sinh Nguyễn Tấn Luật (16.06.2023)
- Lịch thi và địa điểm thi của hệ VB2 tuyển mới cho công dân tốt nghiệp Đại học ngành ngoài năm 2021 (15.12.2021)
- Thông báo tổ chức chiêu sinh, đào tạo chứng chỉ CNTT Cơ bản và Nâng cao Tháng 5/2021 (05.05.2021)
- Thông báo lịch thi cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin nâng cao (25.04.2021)
- Thông báo lịch thi cấp Chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản (24.04.2021)
- Thông báo chiêu sinh, đào tạo chứng chỉ CNTT Cơ bản và Nâng cao tháng 4/2021 (23.04.2021)
- Thông báo tổ chức chiêu sinh, đào tạo chứng chỉ CNTT Cơ bản và Nâng cao (22.04.2021)
- Tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra trong Công an nhân dân (26.02.2021)
- Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với những hành vi làm lộ bí mật Nhà nước (15.02.2021)