Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng sức chiến đấu trong Đảng
Cùng với việc không ngừng chăm lo xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo để xứng đáng là một đảng cầm quyền đối với Nhà nước và xã hội, những năm qua, Đảng ta luôn coi trọng củng cố, tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Từ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng đến các văn kiện đại hội của Đảng, một trong những vấn đề căn cốt được Đảng ta nhấn mạnh là Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đến Đại hội XII của Đảng, ngoài việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, Đảng bổ sung nội dung xây dựng Đảng về đạo đức.
Nếu như nâng cao năng lực lãnh đạo cách mạng góp phần tạo nên và khẳng định vị thế, sức mạnh cầm quyền của Đảng, thì nâng cao sức chiến đấu sẽ góp phần củng cố và tạo nên uy tín, danh dự của Đảng. Đây là hai mặt, hai chỉnh thể thống nhất của một vấn đề mà khi tuyệt đối hóa hay coi nhẹ bất cứ mặt nào cũng ảnh hưởng đến tính chính danh và sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Thấu suốt điều đó, Đảng ta, trước hết là Ban Chấp hành (BCH) Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đề ra nhiều chủ trương, nội dung, giải pháp để không ngừng nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Cùng với việc không ngừng chăm lo xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo để xứng đáng là một đảng cầm quyền đối với Nhà nước và xã hội, những năm qua, Đảng ta luôn coi trọng củng cố, tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Từ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng đến các văn kiện đại hội của Đảng, một trong những vấn đề căn cốt được Đảng ta nhấn mạnh là Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đến Đại hội XII của Đảng, ngoài việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, Đảng bổ sung nội dung xây dựng Đảng về đạo đức.
Nếu như nâng cao năng lực lãnh đạo cách mạng góp phần tạo nên và khẳng định vị thế, sức mạnh cầm quyền của Đảng, thì nâng cao sức chiến đấu sẽ góp phần củng cố và tạo nên uy tín, danh dự của Đảng. Đây là hai mặt, hai chỉnh thể thống nhất của một vấn đề mà khi tuyệt đối hóa hay coi nhẹ bất cứ mặt nào cũng ảnh hưởng đến tính chính danh và sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Thấu suốt điều đó, Đảng ta, trước hết là Ban Chấp hành (BCH) Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đề ra nhiều chủ trương, nội dung, giải pháp để không ngừng nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Ảnh: TTXVN
Một trong những thành công được đông đảo các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội ghi nhận trong 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều việc làm thiết thực, quyết liệt, thực chất để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về mặt chủ trương, đường lối, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm đưa công tác xây dựng Đảng vào đúng “vị trí then chốt”. Một trong những nghị quyết được nhắc tới nhiều nhất vì đã, đang đi vào cuộc sống, được nhân dân và dư luận xã hội đánh giá cao là BCH Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30-10-2016 “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Không giống như một số nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng trước đây (Nghị quyết Trung ương 6 lần 2, khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI), tại Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, lần đầu tiên Đảng ta đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm cụ thể trong Đảng với 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Bên cạnh đó, Đảng đã ban hành nhiều quy định quan trọng nhằm góp phần củng cố, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp và đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cao cấp. Đó là: Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; BCH Trung ương ban hành Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23-5-2017 “Về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Bộ Chính trị ban hành Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 “Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”; Ban Bí thư ban hành Quy định số 109-QĐ/TW ngày 3-1-2018 “Về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”; BCH Trung ương ban hành Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”...
Củng cố niềm tin của nhân dân bằng việc làm trong sạch nội bộ từ Trung ương Đảng
Trước đây có một thời khi nói về cán bộ cấp chiến lược, như: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương, nhiều người có tâm lý nhận định, đánh giá rằng, đã là cán bộ lãnh đạo cao cấp thì mọi mặt là “toàn diện, hoàn hảo” rồi, khó có chuyện xảy ra khuyết điểm, sai phạm nên ngại góp ý, phê bình. Cũng một thời trước đây, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là trong tự phê bình, phê bình và kỷ luật Đảng, đâu đó vẫn quan niệm và thực hiện “dưới nghiêm, trên nhẹ”, do vậy phần nào ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu củng cố, nâng cao sức chiến đấu trong Đảng.
Tuy vậy, những năm gần đây, tư duy và cách làm xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được đổi mới đồng bộ, căn cơ, triệt để và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, khả quan. Điều đó được biểu hiện rõ nét ở khâu tổ chức ra nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo hướng sát thực, cụ thể, khả thi; đối tượng điều chỉnh không chỉ là cán bộ, đảng viên chung chung, mà trước hết là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Ví như, Trung ương Đảng đã quy định rất rõ về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Hay chỉ rõ 8 điều cụ thể mà Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống, đó là: Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân; chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm; tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc; lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi; để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi…
Thông qua dẫn chứng trên để thấy, Đảng ta, trước hết là BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhận thức sâu sắc rằng, muốn làm chuyển biến tình hình thực sự trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì trước hết tự thân mỗi cán bộ cao cấp của Đảng phải mẫu mực “nói đi đôi với làm”, làm thực chất, làm hiệu quả để lan tỏa trách nhiệm nêu gương của mình trong toàn Đảng và xã hội; đồng thời chủ động nhắc nhở, cảnh báo, cảnh tỉnh mỗi người phải luôn nghiêm khắc với bản thân và gia đình, tự giác khép mình vào khuôn khổ tổ chức, chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, nếu không sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Sức chiến đấu của Đảng không dừng lại ở những nghị quyết, chỉ thị có giá trị lý luận và tính khả thi cao, mà hơn thế, nó được biểu hiện sâu sắc ở những hành động, việc làm cụ thể. Một trong những việc làm để lại dấu ấn rõ nét là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, xử lý kỷ luật hơn 60 cán bộ cao cấp, nguyên cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Con số cán bộ cao cấp bị kỷ luật đến mức “kỷ lục” này, một mặt thể hiện phương châm kỷ luật của Đảng ta là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đã, đang được thực hiện nhất quán, triệt để; mặt khác, chứng tỏ thái độ, nhận thức về sức chiến đấu của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có sự phát triển vượt bậc. Khi Đảng nghiêm khắc với chính mình, tự “gột rửa, chữa trị” những “vết thương” trong nội bộ thì mới góp phần tạo tiền đề, động lực để xây dựng, nâng cao “sức đề kháng” và sức chiến đấu cho toàn Đảng.
Dân gian có câu đại ý: Muốn tắm sạch cơ thể thì trước hết phải gội sạch đầu và rửa sạch mặt mình. Nhìn rộng ra, với việc chấn chỉnh, làm trong sạch từ nội bộ Trung ương Đảng, với phương châm tự phê bình và phê bình “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau” và với ý chí kỷ luật “trên, dưới đều xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc”, Đảng ta đang đi đúng quy luật xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đó là: Muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, thì trước hết phải xây dựng và bảo đảm “bộ não” Trung ương Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
“Nói vậy, làm vậy”, “Nói đâu, làm đấy”, “Nói đi đôi với làm” là những cụm từ được nhân dân, dư luận xã hội nhìn nhận, đánh giá, khen ngợi về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay. Đúng vậy. Từ sự chỉ đạo quyết liệt đến những việc làm, kết quả “mắt thấy, tai nghe”, hoàn toàn có cơ sở để chúng ta tin tưởng rằng, sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, sức chiến đấu của Trung ương Đảng nói riêng, đã và đang được củng cố, tăng cường và hiện diện sinh động trong thực tiễn. Đó cũng là cơ sở niềm tin mà toàn dân, toàn quân đang hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam với hạt nhân lãnh đạo là BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Về mặt chủ trương, đường lối, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm đưa công tác xây dựng Đảng vào đúng “vị trí then chốt”. Một trong những nghị quyết được nhắc tới nhiều nhất vì đã, đang đi vào cuộc sống, được nhân dân và dư luận xã hội đánh giá cao là BCH Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30-10-2016 “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Không giống như một số nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng trước đây (Nghị quyết Trung ương 6 lần 2, khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI), tại Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, lần đầu tiên Đảng ta đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm cụ thể trong Đảng với 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Bên cạnh đó, Đảng đã ban hành nhiều quy định quan trọng nhằm góp phần củng cố, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp và đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cao cấp. Đó là: Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; BCH Trung ương ban hành Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23-5-2017 “Về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Bộ Chính trị ban hành Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 “Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”; Ban Bí thư ban hành Quy định số 109-QĐ/TW ngày 3-1-2018 “Về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”; BCH Trung ương ban hành Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”...
Củng cố niềm tin của nhân dân bằng việc làm trong sạch nội bộ từ Trung ương Đảng
Trước đây có một thời khi nói về cán bộ cấp chiến lược, như: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương, nhiều người có tâm lý nhận định, đánh giá rằng, đã là cán bộ lãnh đạo cao cấp thì mọi mặt là “toàn diện, hoàn hảo” rồi, khó có chuyện xảy ra khuyết điểm, sai phạm nên ngại góp ý, phê bình. Cũng một thời trước đây, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là trong tự phê bình, phê bình và kỷ luật Đảng, đâu đó vẫn quan niệm và thực hiện “dưới nghiêm, trên nhẹ”, do vậy phần nào ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu củng cố, nâng cao sức chiến đấu trong Đảng.
Tuy vậy, những năm gần đây, tư duy và cách làm xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được đổi mới đồng bộ, căn cơ, triệt để và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, khả quan. Điều đó được biểu hiện rõ nét ở khâu tổ chức ra nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo hướng sát thực, cụ thể, khả thi; đối tượng điều chỉnh không chỉ là cán bộ, đảng viên chung chung, mà trước hết là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Ví như, Trung ương Đảng đã quy định rất rõ về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Hay chỉ rõ 8 điều cụ thể mà Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống, đó là: Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân; chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm; tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc; lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi; để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi…
Thông qua dẫn chứng trên để thấy, Đảng ta, trước hết là BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhận thức sâu sắc rằng, muốn làm chuyển biến tình hình thực sự trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì trước hết tự thân mỗi cán bộ cao cấp của Đảng phải mẫu mực “nói đi đôi với làm”, làm thực chất, làm hiệu quả để lan tỏa trách nhiệm nêu gương của mình trong toàn Đảng và xã hội; đồng thời chủ động nhắc nhở, cảnh báo, cảnh tỉnh mỗi người phải luôn nghiêm khắc với bản thân và gia đình, tự giác khép mình vào khuôn khổ tổ chức, chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, nếu không sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Sức chiến đấu của Đảng không dừng lại ở những nghị quyết, chỉ thị có giá trị lý luận và tính khả thi cao, mà hơn thế, nó được biểu hiện sâu sắc ở những hành động, việc làm cụ thể. Một trong những việc làm để lại dấu ấn rõ nét là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, xử lý kỷ luật hơn 60 cán bộ cao cấp, nguyên cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Con số cán bộ cao cấp bị kỷ luật đến mức “kỷ lục” này, một mặt thể hiện phương châm kỷ luật của Đảng ta là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đã, đang được thực hiện nhất quán, triệt để; mặt khác, chứng tỏ thái độ, nhận thức về sức chiến đấu của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có sự phát triển vượt bậc. Khi Đảng nghiêm khắc với chính mình, tự “gột rửa, chữa trị” những “vết thương” trong nội bộ thì mới góp phần tạo tiền đề, động lực để xây dựng, nâng cao “sức đề kháng” và sức chiến đấu cho toàn Đảng.
Dân gian có câu đại ý: Muốn tắm sạch cơ thể thì trước hết phải gội sạch đầu và rửa sạch mặt mình. Nhìn rộng ra, với việc chấn chỉnh, làm trong sạch từ nội bộ Trung ương Đảng, với phương châm tự phê bình và phê bình “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau” và với ý chí kỷ luật “trên, dưới đều xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc”, Đảng ta đang đi đúng quy luật xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đó là: Muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, thì trước hết phải xây dựng và bảo đảm “bộ não” Trung ương Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
“Nói vậy, làm vậy”, “Nói đâu, làm đấy”, “Nói đi đôi với làm” là những cụm từ được nhân dân, dư luận xã hội nhìn nhận, đánh giá, khen ngợi về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay. Đúng vậy. Từ sự chỉ đạo quyết liệt đến những việc làm, kết quả “mắt thấy, tai nghe”, hoàn toàn có cơ sở để chúng ta tin tưởng rằng, sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, sức chiến đấu của Trung ương Đảng nói riêng, đã và đang được củng cố, tăng cường và hiện diện sinh động trong thực tiễn. Đó cũng là cơ sở niềm tin mà toàn dân, toàn quân đang hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam với hạt nhân lãnh đạo là BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tác giả: Đặng Thị Thúy Hoa - Nguyễn Tuấn Anh - GV Bộ môn LLCT & KHXHNV, Trường Đại học CSND