web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam,trò chơi nổi tiếng

Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam
Xét tuyển đại học 2018: Thí sinh không nên “tham” nhiều nguyện vọng

Ngày đăng: 16.07.2018

Theo các chuyên gia tuyển sinh, để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh không nên quá “tham” nhiều nguyện vọng, đồng thời cân nhắc thứ tự các nguyện vọng để tránh tình trạng ngành yêu thích thì “trượt oan” còn ngành không thích thì đỗ. Do điểm thi thấp nên năm nay hầu hết các trường đại học đều giảm điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển so với năm 2017. Cụ thể, Đại học (ĐH) Ngoại thương Hà Nội năm nay có điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển là 20,52 điểm, thấp hơn 1 điểm so với năm 2017. Tương tự, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Luật Hà Nội cũng có điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 18 điểm, Học viện Tài chính từ 17 điểm trở lên và không có môn nào bị điểm liệt. Học viện Ngân hàng cũng có điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 17 điểm, ĐH Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển từ 16 điểm, ĐH Thương mại cũng 16 điểm, ĐH Văn hóa Hà Nội 15 điểm, Học viện Báo chí - Tuyên truyền là 15, 5 điểm, ĐH Giao thông Vận tải là khoảng 15 điểm… /pa_uploads/news/2018_07/nguyen-vong2.jpg Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển từ ngày 19-7 Một số trường khối ngành Y dược cũng giảm điểm nhận hồ sơ xét tuyển so với năm 2017 như ĐH Y dược Hài Phòng, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển nhiều ngành học giảm từ 22 xuống còn 18 điểm. ĐH Y Hà Nội dự kiến cũng giảm điểm sàn xét tuyển so với năm 2017 từ 1-3 điểm tùy ngành học. Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm 2018, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội giữ ổn định như năm 2017. Tuy nhiên, do số lượng thí sinh đạt điểm cao giảm (đặc biệt ở môn Toán, được xét là môn chính của nhiều ngành) cùng việc giảm điểm ưu tiên theo khu vực, dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành của Trường năm 2018 sẽ giảm so với năm 2017 từ 3 đến 4 điểm. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội cũng biết: Dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng năm 2018 một số ngành như Công nghệ Kỹ thuật Ôtô, Công nghệ Thông tin, Logistics của nhà trường sẽ không thấp hơn năm 2017. Các ngành còn lại của trường sẽ giảm khoảng 0,5 điểm so với năm ngoái. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cũng nhận định: Điểm chuẩn năm nay chỉ giảm ở những ngành tốp điểm cao. Nguyên nhân điểm chuẩn năm nay sẽ giảm so với năm 2017 vì 2 lẽ: Đề thi khó hơn nên số em đạt điểm cao ít đi; giảm điểm ưu tiên khu vực. Nhưng mức giảm rõ rệt chỉ xuất hiện ở nhóm ngành vốn dĩ có mức điểm chuẩn cao (khoảng từ 22 - 24 trở lên), còn những ngành mọi năm vẫn có mức điểm chuẩn 16 - 17 điểm sẽ không thay đổi. Trao đổi với PV Báo CAND về những nguyên tắc để tăng cơ hội trúng tuyển mà thí sinh cần lưu tâm, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết: Thí sinh trước khi đặt bút chọn nguyện vọng, phải nắm được một số nguyên tắc cơ bản của mùa xét tuyển năm nay. Đó là không hạn chế nguyện vọng, các em được đăng ký nguyện vọng thoải mái, nhưng thí sinh cũng không nên đăng ký quá nhiều; nguyên tắc nữa là các trường xét tuyển không phân biệt thứ tự các nguyện vọng và cuối cùng là nguyên tắc “an toàn”, đăng ký theo 3 bậc: cao, trung bình, thấp, phương pháp đăng ký phải đúng, vì nếu đăng ký hết ngành cao sẽ rất dễ trượt. Bậc “cao” được hiểu là đăng ký vào những ngành có điểm cao hơn điểm thí sinh có (có thể dùng điểm 2017 để đối chiếu); những ngành “cao” là những ngành “hot” như Kinh tế quốc tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh. Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, thí sinh nên phòng thủ bằng những ngành trunh bình và thấp. Đó cũng là những ngành có điểm chuẩn năm 2017 thấp, là những ngành mới mở, được tách ra từ những ngành kinh tế, học sinh ít biết nên ít đăng ký. Một nguyên tắc nữa thí sinh cần lưu ý, đó là cái gì thích nhất thì ưu tiên nguyện vọng 1, tránh tình trạng ngành yêu thích thì trượt “oan”, còn ngành không thích thì “đỗ”. Nói về câu chuyện xét tuyển năm nay, Thạc sỹ Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, ĐH Thủy lợi đánh giá: Đặc điểm phổ điểm năm nay tập trung chính vào điểm từ 4-6 điểm. Do vậy, phổ điểm chuẩn sẽ tập trung vào đoạn từ 15-18. Như thế, với các trường năm 2017 có điểm chuẩn từ 22 điểm thì chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh giảm từ 2-3 điểm (tính thêm cả yếu tố điểm ưu tiên khu vực giảm); còn đối với các trường tốp giữa sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ ở khung điểm từ 15-18 điểm; các trường tốp dưới sẽ tập trung và chuyển sang chọn phương án xét theo học bạ. Ngoài ra, ông Thạc cũng lưu ý, đối với thí sinh có kết quả điểm ở tầm từ 15-20 cần cân nhắc chia làm 3 tốp nguyện vọng: Tốp 1 có điểm chuẩn lớn hơn hoặc bằng điểm thí sinh đạt được; tốp 2 dao động ở điểm mình đạt được và tốp 3 (đảm bảo trúng tuyển ngay đợt 1), chọn theo hướng điểm chuẩn thấp hơn điểm mình đạt được. Mỗi tốp chỉ nên chọn 2 nguyện vọngvà xếp lần lượt từ trên xuống dưới. Thí sinh nên đăng ký từ 5-6 nguyện vọng, tránh tràn lan và không tập trung vào mục tiêu xét tuyển thành công.

Tác giả: Thu Phương - Huyền Thanh

Copyrights © 2020 web nhà cái cá độ bóng đá uy tín nhất việt nam,trò chơi nổi tiếng
  • Ngày: 91
  • Tuần: 184
  • Tháng: 2525
  • Tổng: 1100200