Hướng dẫn xếp lương với công chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước
Nội dung chính của sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV là hướng dẫn xếp lương đối với người giữ chức danh, chức vụ tại công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương chuyên viên cao cấp đối với người đã có thời gian xếp lương ở ngạch này hoặc người đáp ứng đủ một số điều kiện.
Các trường hợp còn lại được xếp lương ngạch chuyên viên hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/12/2018.
Quy định mới về chế độ phụ cấp ưu đãi với giáo viên trường công lập
Ngày 25/10/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành sửa đổi một số Thông tư liên tịch về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Cụ thể, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập ngoài việc được xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 02 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) như quy định trước đây tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, còn có thể được xếp vào các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07).
Riêng đối tượng giáo viên thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ Tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành… thì không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.
Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ
Theo sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên, ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Cụ thể, trong các ngày nghỉ nêu trên, tiền lương được tính như sau: Tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày ngày lao động nghỉ.
Trước đây, tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động được quy định cụ thể là tiền lương của tháng trước liền kề.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Đã có Nghị định điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ
Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng.
Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu.
Cụ thể:
- Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,3%; thấp nhất là 1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.
- Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH….
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.
Tới 2022, người lao động nước ngoài phải đóng 8% BHXH bắt buộc
Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc sau: Ốm đau; thai sản; bảo hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người lao động nước ngoài đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018.
Nghị định mới về BHYT: 5 trường hợp được hưởng 100% chi phí KCB
Đây là một trong những nội dung được nêu tại quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo Nghị định, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh (KCB) đối với 5 trường hợp, trong đó có:
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB đối với người có công với cách mạng; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn…;
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB tại tuyến xã
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB đối với các trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% lương cơ sở (Hiện nay lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng)…
Đối với các trường hợp khác, mức hưởng bảo hiểm y tế chỉ từ 80 - 95%.
Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 17/10/2018, có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Vay vốn trồng cây lâu năm được thỏa thuận ân hạn nợ gốc
Đây là nội dung đáng chú ý được Ngân hàng Nhà nước nêu tại sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trường hợp khách hàng vay để trồng, chăm sóc, tái canh cây lâu năm, khách hàng và tổ chức tín dụng được thỏa thuận thời gian ân hạn nợ gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm.
Theo đó, thời gian ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi tổ chức tín dụng bắt đầu giải ngân vốn vay đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thông tư này được ban hành 24/10/2018, có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.
27 loại phế liệu tạm ngừng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
Bộ Công Thương đã ban hành ngày 06/11/2018 về Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Danh mục này bao gồm 27 loại phế liệu, trong đó có: Thạch cao; Xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; Tơ tằm phế liệu; Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế; Phế liệu bông; Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/12/2018 đến ngày 31/12/2019, những lô hàng phế liệu đã làm thủ tục hải quan tạm nhập, chuyển khẩu trước ngày 20/12/2018 được tiếp tục thực hiện tái xuất, chuyển khẩu.
3 trường hợp phải kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất
Từ ngày 14/12/2018, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trong các trường hợp sau:
- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa;
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa;
- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Thông tư này được ban hành ngày 30/10/2018.
Có bằng trung cấp luật được dạy lý thuyết lái xe
Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe ô tô là một trong những nội dung được Chính phủ quy định tại ngày 08/10/2018 sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Cụ thể, giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc chuyên ngành khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên. Riêng giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng lái xe trở lên.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Từ năm học 2018 - 2019, thêm một trường hợp được miễn học phí
Đây là thông tin từ sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí đến năm 2020 - 2021.
Nghị định mới bổ sung thêm một trường hợp được miễn học phí, bên cạnh 15 trường hợp đã được quy định trước đây tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, từ năm học 2018 - 2019 (tức từ ngày 01/09/2018), miễn học phí đối với trẻ em học mẫu giáo 5 tuổi ở vùng đặc biệt khó khăn có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 16/10/2018, có hiệu lực từ 01/12/2018.
Điều kiện mới với trang thông tin điện tử, mạng xã hội
Theo Nghị định 150/2018/NĐ-CP, một số điều kiện hoạt động đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội được điều chỉnh từ ngày 24/12/2018, cụ thể như:
- Về nhân sự bộ phận kỹ thuật: Yêu cầu có ít nhất 01 nhân sự quản lý nội dung thông tin và 01 nhân sự quản lý kỹ thuật; thay vì chỉ yêu cầu có tối thiểu 01 người như trước đây.
- Về tên miền: Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau (bao gồm cả tên miền thứ cấp).
Mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập
Từ ngày 01/12/2018, mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập được áp dụng theo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản (gồm cả bưu thiếp) trong nước cho lần lượt các nấc khối lượng đến 20g; trên 20g đến 100g; trên 100g đến 250g là 4.000 đồng; 6.000 đồng; 8.000 đồng. Mỗi 250g tiếp theo đến 2000g là 2.000 đồng.
Mức giá cước tối đa cho dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước dao động từ 15.000 đồng - 23.000 đồng ở nấc khối lượng 20g tùy thuộc vào quốc gia và vùng lãnh thổ…
Thông tư này được ban hành ngày 15/10/2018.
Không được tổ chức họp kết hợp tham quan, nghỉ mát
Một trong những nội dung nổi bật nhất được Thủ tướng Chính phủ nêu tại ngày 09/11/2018, có hiệu lực từ ngày 25/12/2018 về chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước là quy định 05 trường hợp không tổ chức họp, trong đó có:
- Họp kết hợp với tham quan, giao lưu, nghỉ mát hoặc dùng hình thức họp để tổ chức vui chơi, giải trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
- Họp giải quyết các công việc thường xuyên trong tình hình có thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp;
- Họp giải quyết công việc đã được phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới giải quyết…
Hướng dẫn các tội vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã
Để hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra .
Nghị quyết này hướng dẫn như sau: Hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm có từ trước ngày 01/01/2018 không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trừ khi tàng trữ nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính.
Nghị quyết này được ban hành 05/11/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng
Theo ngày 21/09/2018 của Tòa án nhân dân tối cao, những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.
Khi xét xử vụ án này, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân và không mặc áo choàng. Phòng xử án được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.
Với vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán, Tòa án phải xét xử kín. Đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc để bảo vệ bí mật đời tư cho người dưới 18 tuổi thì cũng có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Đặc biệt, không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
15 ngày trước khi vận hành phải xin cấp phép hoạt động điện lực
Bộ Công Thương ban hành ngày 16/10/2018 về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Theo Thông tư mới, chậm nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực thay vì trước 30 ngày làm việc như trước đây.
Đồng thời, Thông tư này quy định 4 trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, gồm: Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/12/2018.
Nội dung chính của sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV là hướng dẫn xếp lương đối với người giữ chức danh, chức vụ tại công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương chuyên viên cao cấp đối với người đã có thời gian xếp lương ở ngạch này hoặc người đáp ứng đủ một số điều kiện.
Các trường hợp còn lại được xếp lương ngạch chuyên viên hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/12/2018.
Quy định mới về chế độ phụ cấp ưu đãi với giáo viên trường công lập
Ngày 25/10/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành sửa đổi một số Thông tư liên tịch về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Cụ thể, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập ngoài việc được xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 02 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) như quy định trước đây tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, còn có thể được xếp vào các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07).
Riêng đối tượng giáo viên thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ Tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành… thì không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.
Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ
Theo sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên, ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Cụ thể, trong các ngày nghỉ nêu trên, tiền lương được tính như sau: Tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày ngày lao động nghỉ.
Trước đây, tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động được quy định cụ thể là tiền lương của tháng trước liền kề.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Đã có Nghị định điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ
Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng.
Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu.
Cụ thể:
- Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,3%; thấp nhất là 1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.
- Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH….
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.
Tới 2022, người lao động nước ngoài phải đóng 8% BHXH bắt buộc
Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc sau: Ốm đau; thai sản; bảo hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người lao động nước ngoài đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018.
Nghị định mới về BHYT: 5 trường hợp được hưởng 100% chi phí KCB
Đây là một trong những nội dung được nêu tại quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo Nghị định, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh (KCB) đối với 5 trường hợp, trong đó có:
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB đối với người có công với cách mạng; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn…;
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB tại tuyến xã
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB đối với các trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% lương cơ sở (Hiện nay lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng)…
Đối với các trường hợp khác, mức hưởng bảo hiểm y tế chỉ từ 80 - 95%.
Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 17/10/2018, có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Vay vốn trồng cây lâu năm được thỏa thuận ân hạn nợ gốc
Đây là nội dung đáng chú ý được Ngân hàng Nhà nước nêu tại sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trường hợp khách hàng vay để trồng, chăm sóc, tái canh cây lâu năm, khách hàng và tổ chức tín dụng được thỏa thuận thời gian ân hạn nợ gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm.
Theo đó, thời gian ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi tổ chức tín dụng bắt đầu giải ngân vốn vay đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thông tư này được ban hành 24/10/2018, có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.
27 loại phế liệu tạm ngừng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
Bộ Công Thương đã ban hành ngày 06/11/2018 về Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Danh mục này bao gồm 27 loại phế liệu, trong đó có: Thạch cao; Xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; Tơ tằm phế liệu; Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế; Phế liệu bông; Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/12/2018 đến ngày 31/12/2019, những lô hàng phế liệu đã làm thủ tục hải quan tạm nhập, chuyển khẩu trước ngày 20/12/2018 được tiếp tục thực hiện tái xuất, chuyển khẩu.
3 trường hợp phải kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất
Từ ngày 14/12/2018, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trong các trường hợp sau:
- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa;
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa;
- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Thông tư này được ban hành ngày 30/10/2018.
Có bằng trung cấp luật được dạy lý thuyết lái xe
Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe ô tô là một trong những nội dung được Chính phủ quy định tại ngày 08/10/2018 sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Cụ thể, giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc chuyên ngành khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên. Riêng giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng lái xe trở lên.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Từ năm học 2018 - 2019, thêm một trường hợp được miễn học phí
Đây là thông tin từ sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí đến năm 2020 - 2021.
Nghị định mới bổ sung thêm một trường hợp được miễn học phí, bên cạnh 15 trường hợp đã được quy định trước đây tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, từ năm học 2018 - 2019 (tức từ ngày 01/09/2018), miễn học phí đối với trẻ em học mẫu giáo 5 tuổi ở vùng đặc biệt khó khăn có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 16/10/2018, có hiệu lực từ 01/12/2018.
Điều kiện mới với trang thông tin điện tử, mạng xã hội
Theo Nghị định 150/2018/NĐ-CP, một số điều kiện hoạt động đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội được điều chỉnh từ ngày 24/12/2018, cụ thể như:
- Về nhân sự bộ phận kỹ thuật: Yêu cầu có ít nhất 01 nhân sự quản lý nội dung thông tin và 01 nhân sự quản lý kỹ thuật; thay vì chỉ yêu cầu có tối thiểu 01 người như trước đây.
- Về tên miền: Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau (bao gồm cả tên miền thứ cấp).
Mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập
Từ ngày 01/12/2018, mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập được áp dụng theo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản (gồm cả bưu thiếp) trong nước cho lần lượt các nấc khối lượng đến 20g; trên 20g đến 100g; trên 100g đến 250g là 4.000 đồng; 6.000 đồng; 8.000 đồng. Mỗi 250g tiếp theo đến 2000g là 2.000 đồng.
Mức giá cước tối đa cho dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước dao động từ 15.000 đồng - 23.000 đồng ở nấc khối lượng 20g tùy thuộc vào quốc gia và vùng lãnh thổ…
Thông tư này được ban hành ngày 15/10/2018.
Không được tổ chức họp kết hợp tham quan, nghỉ mát
Một trong những nội dung nổi bật nhất được Thủ tướng Chính phủ nêu tại ngày 09/11/2018, có hiệu lực từ ngày 25/12/2018 về chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước là quy định 05 trường hợp không tổ chức họp, trong đó có:
- Họp kết hợp với tham quan, giao lưu, nghỉ mát hoặc dùng hình thức họp để tổ chức vui chơi, giải trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
- Họp giải quyết các công việc thường xuyên trong tình hình có thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp;
- Họp giải quyết công việc đã được phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới giải quyết…
Hướng dẫn các tội vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã
Để hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra .
Nghị quyết này hướng dẫn như sau: Hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm có từ trước ngày 01/01/2018 không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trừ khi tàng trữ nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính.
Nghị quyết này được ban hành 05/11/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng
Theo ngày 21/09/2018 của Tòa án nhân dân tối cao, những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.
Khi xét xử vụ án này, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân và không mặc áo choàng. Phòng xử án được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.
Với vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán, Tòa án phải xét xử kín. Đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc để bảo vệ bí mật đời tư cho người dưới 18 tuổi thì cũng có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Đặc biệt, không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
15 ngày trước khi vận hành phải xin cấp phép hoạt động điện lực
Bộ Công Thương ban hành ngày 16/10/2018 về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Theo Thông tư mới, chậm nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực thay vì trước 30 ngày làm việc như trước đây.
Đồng thời, Thông tư này quy định 4 trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, gồm: Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/12/2018.
Tin liên quan
- Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong CAND (30.03.2022)
- Mô hình “Chức sắc tôn giáo tham gia giữ gìn an ninh, trật tự” (23.03.2022)
- Ban hành Chương trình phòng, chống COVID-19 năm 2022 - 202 (18.03.2022)
- Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả trong quá trình tự học của sinh viên chuyên ngành QLHC về TTXH (13.03.2022)
- "Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước vì dân, quên thân phục vụ"- kỳ2 (12.03.2022)
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS tăng trách nhiệm cho Công an xã (11.03.2022)
- “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước vì dân, quên thân phục vụ”- kỳ I (10.03.2022)
- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong CAND giai đoạn 2021-2025 (08.03.2022)
- Lấy ý kiến về quy định việc kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số (03.03.2022)